Digital marketing còn được hiểu là hoạt động tiếp thị trực tuyến, bao gồm tất cả các hoạt động trên các nền tảng trực tuyến, trên các thiết bị có kết nối với internet…
Hoặc hiểu đơn giản nhất, một chiến lược digltal marketing liên quan đến môi trường kỹ thuật số được gọi là Digital marketing.
- Vì sao Digital Marketing lại quan trọng
- Digital Marketing gồm những loại hình nào
- Người làm Digital marketing là ai
- Digital marketing có những công việc nào
- Digital Marketing có những vị trí công việc nào
- Chiến lược Digital marketing là gì
- Sự khác biệt giữa Digital marketing và Online marketing
- Làm Digital marketing có đòi hỏi giỏi kỹ thuật không
- Nên bắt đầu với Digital marketing từ đâu
- Ví dụ thực tế về chiến dịch Digital marketing
Vì sao Digital Marketing lại quan trọng
Trong những năm trở lại đây, Digital Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất kì chiến lược kinh doanh nào của doanh nghiệp. Khác biệt lớn nhất so với marketing truyền thống là bạn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn,. nhắm mục tiêu trúng đích đến chuẩn hơn… Bên cạnh đó, sự phân bổ chi phí cho Digital marketing cũng vô cùng linh hoạt theo từng giai đoạn của chiến dịch.
Một số lý do cho thấy Digital marketing vô cùng quan trọng.
Khả năng nhắm mục tiêu chính xác làm tỉ lệ mua hàng cao hơn
Bạn có từng khó chịu khi đang xem phim trên truyền hình VTV thì “chương trình quảng cáo” chắn ngang không? Chắc hẳn bạn cũng giống mình, rất chi là khó chịu. Nhưng chi phí để đặt được quảng cáo đó rất lớn.
Còn với Digital marketing, Digital marketing cho phép bạn xác định chính xác mục tiêu, target đến từng đối tượng cụ thể, đồng thời cung cấp các nội dung đã được cá nhân hóa, mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ, bạn có thể dùng ADW hoặc SEO để tiếp cận những người quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm của bạn thông qua “từ khóa cụ thể” liên quan đến lĩnh vực đó.
Chi phí quảng cáo tối ưu hơn
Digital marketing thì bạn hoàn toàn có thể tuy chỉnh ngân sách hằng ngày và vào từng thời điểm khác nhau, bạn có thể chủ động tăng ngân sách nếu thấy hiệu quả hoăc cũng có thể giảm ngân sách nếu thấy tỉ lệ ROI thấp.
Độ tiếp cận, tốc độ phủ sóng hơn
Ưu điểm tuyệt vời của Digital marketing là tốc độ tiếp cận cực kì nhanh. Thông tin của bạn sẽ được lan tỏa thông qua mạng xã hội.
Ví dụ chỉ vài thao tác, bạn có thể gửi thông tin đến với hàng ngàn khách hàng mục tiêu, hoặc với vài click, bạn có thể gửi mail đến hàng loạt người khác nhau. Tuy nhiên bạn cần có khả năng và tư duy nhất định.
Độ phủ sóng của nền tảng dựa trên việc sở hữu số lượng khủng lồ thông qua vệc thu thập dữ liệu của người dùng bằng cách thu thập lịch sử hoạt dộng. Do đó, bạn có thể tiếp cận đến bất kì nơi nào trên thế giới.
Khả năng đo lường hiệu quả, chi tiết
Digital marketing cung cấp khả năng đo lường số lượng và hiệu quả hơn so với truyền thống. Thông qua các công cụ đo lường, bạn có thể nắm chắc mức độ quan tâm của khách hàng thông qua các chỉ số như số lượt xem video, nhấp, chi sẻ…
Bên cạnh đó, Digital Marketing còn cung cấp cho bạn dữ liệu trong thời gian thực, bạn hoàn toàn có thể ước tính được tỉ lệ ROI thông qua các chỉ số vào thời điểm diễn ra.
Đa dạng loại hình tiếp thị
Xem bài viết Các kênh làm việc của Digital hiệu quả nhất hiện nay để hiểu rõ hơn nhé.

Digital Marketing gồm những loại hình nào
SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
PPC – trả tiền cho mõi lần clink chuột
Content marketing
Social media marketing
Affiliate marketing
Native Adverstising
…
SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Mục tiêu của công việc này là đưa website của bạn lên thứ hạng cao hơn trong các trang tìm kiếm của công cụ tìm kiếm, từ đó website thu hút được nhiều lượt truy cập miễn phí. Và để đạt được điều đó, người làm SEO phải thực hiện các chiến lược tối ưu SEO: SEO OFFPAGE, SEO ONPAGE, Technical SEO…
Xem bài viết SEO Là Gì? Các Yếu Tố Của SEO để hiểu rõ hơn nhé.
PPC – trả tiền cho mỗi lần click chuột
PPC là hình thức thu hút lượng truy cập thông qua việc trả tiền cho từng cú click khi người dùng click vào quảng cáo. Thông thường khi nó đến PPC thì người ta nghĩ ngay đến quảng cáo của Google (vì Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Việt Nam). Nhưng bên cạnh quảng cáo Google ta còn có quảng cáo tren Coccoc, Bing, yahoo,… nay mới phổ biến là quảng cáo trên Facebook, Ticktok, Twitter, LinkedIn..
Xem bài viết Tổng Quan Về PPC – Pay Per Click để hiểu hơn nhé
Content Marketing
Content marketing là một hình thức tiếp thị nội dung thông qua các kể chuyện, chi sẻ các thông tin hữu ích để tăng nhận thức về thương hiệu.
Bạn cần xác định và convert lại thông tin, những thông tin khiến người đọc mức hứng và bỏ đi, những nội dung nào khiến người đọc ở lại web lâu hơn.
Một osos chiến lực về Content Marketing phổ biến bao gồm: Viết blog, video, podcast, Inforgraphic…
Social Media marketing
Hình thức tiếp tị thông qua việc sáng tạo nội dung trên Mạng xã hội để thúc đẩy tương tác và quảng bá doanh nghiệp của bạn.
Xem bài viết Social Network là gì? Danh sách các Social Network được sử dụng nhiều nhất vào năm 2022 để hiểu hơn nhé
Người làm Digital marketing là ai
Digital marketer là người chịu trách nhiệm sử dụng các kênh Digital để tạo ra lượng khác hàng tiềm năng, xây dựng nhận diện thương hiệu.
Bên cạnh dó, người làm Digltal cần chịu trách nhiệm phân tích các dữ liệu để đo lường hiệu quả của từn kênh.
Công việc này ở các công ty nhỏ thì bạn alf mọt chuyên gia với tất cả các công việc, tỏng khi đó nếu ở công ty lớn thì được chia ra thành từng phòng ban giúp linh hoạt và hạn chế việc quá tải hơn.
Digital marketing có những công việc nào
Video: bạn không cần phải là môt chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng bạn cần hiểu cách viết kịch bản, biết cách sử dụng các nền tảng và ứng dụng để tạo ra video. Biết cách làm gì để tăng hứng thú khi người dùng xem video.
SEO – SEM: Hiểu được những nguyên lý cơ bản và tầm quan trọng của SEO dể triển khái các chiến lược SEO. Hiểu rõ bức tranh tổng thể, có thể tự triển khai hoặc xây dựng team triển khai. Hoacwj có thể thuê dịch vụ bên ngoài.
Content Marketing: Content marketing là một hình thức tiếp thị nội dung thông qua các kể chuyện, chi sẻ các thông tin hữu ích để tăng nhận thức về thương hiệu. Bạn cần xác định và convert lại thông tin, những thông tin khiến người đọc mức hứng và bỏ đi, những nội dung nào khiến người đọc ở lại web lâu hơn.
Đọc hiểu và phân tích dữ liệu: Google Analytics và các báo cáo của các công cụ quảng cáo luôn chứa đựng những thông tin vô cùng quan trọng. Bạn cần hiểu rõ các chỉ số trong báo cáo để đưa ra các giải pháp tốt hơn nhằm gia tăng tỉ lệ chuyển đổi và thu hút thêm nhiều lưu lượng truy cập.
Design: Thiết kế và có tư duy thiết kế là chìa khóa để tạo ra những trải nghiệm người dùng xuất sắc. Điều này có thể nắm bắt và thấu hiểu được tâm lý người dùng, hành vi.

Digital Marketing có những vị trí công việc nào
Thế giới Digital có rất nhiều vị trí để bạn có thể lựa chọn, dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể cân nhắc.
Quản lý SEO – SEO Manager
Ở vị trí này bận cần có lũ năng của một chuyên gia giúp định hướng nội dung, cải thiện chất lượng nội dung cho công ty. Thiết lập mục tiêu sâu sắc với nội dung giúp website bền vững, tăng trưởng tốt trong tương lai.
Chuyên gia nội dung – Content marketing Specialist
Với vai trò này, bạn không chỉ là người sáng tạo nội dung, biên tập nội dung mà bạn còn phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch, cải thiện chất lượng nội dung cho công ty. Thiết lập nội dung chuẩn, tốt giúp website tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.
Người quản lý truyền thông xã hội – Social Media manager
Công việc của Social Media manager là tập trung vào các mạng xã hội để tạo ra bài đăng, thu hút sự chú ý của người đọc.
Bên cạnh đó, việc nà cfn giúp cải thiện chiến lược SEO cho website, tăng tỉ lệ bán hàng với những chiến lượt quảng cáo.
Điều phối tự động hóa – Marketing automation coordinator
Công việc này sẽ tập trung vào công nghệ, bạn sẽ tập trung tìm kiếm những phần mềm tốt nhằm phân tích hành vi khách hàng, tìm kiếm những hệ thống hỗ trợ sales/marketing tự động. Bạn sẽ tham gia đo lường và theo giõi hiệu suất của các chiến dịch.
Quản lý Digital – Digital marketing manager
Đây có thể coi là vị trí cao nhất trong các công việc làm Digital Marketing. Ở vị trí này bạn thường xuyên giám sát quá trình phát triển nội dung, cập nhật công nghệ mới.
Bên cạnh đó bạn còn tập trung nhiều hơn vào các kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng truy cập, tăng chuyển đổi khách hàng.
Điều này cần bạn có nhiều trải nghiệm, công ty bạn cần có chút ngân sách đầu tư cho Digital.
Chiến lược Digital marketing là gì
Đây là một kế hoạch hành động trên các kênh digital nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau.
Cách tạo chiếm lược marketing
- Xây dựng chân dung khách hàng
- Thiết lập mục tiêu
- Kiểm tra các chiến lược hiện tại
- Thiết lập ngân sách
Sự khác biệt giữa Digital marketing và Online marketing
Trong nhiều góc độ, nhiều người nhầm lẫn rằng Digital Marketing là online marketing. Tuy nhiên, xét ở tổng thể thì Digital bao trùm cả online marketing. Digital Marketing bao gồm các công việc: TV, SMS, Radio, Billboards, Social Media, Content Marketing, Banner Ads, Email Marketing, Mobile Marketing, SEO, PPC.
Trong khi đó, Internet marketing thường chỉ đề cập tới các hình thức tiếp thị như: Social Media, Content Marketing, Banner Ads, Email Marketing, SEO, PPC
Xem bài viết chi tiết này nhé: Digital Marketing có phải là online marketing hay không?
Làm Digital marketing có đòi hỏi giỏi kỹ thuật không
Bạn không nhất thiết phải giỏi kỹ thuật, tuy nhiên yêu cầu sự sáng tạo, khả năng tư duy nhạy bén. Góc nhìn trong vị trí này là vô cùng quan trọng để có thể kết hợp với các bộ phận khác như team SEO, team content, team Ads… Thậm chí bạn đôi lúc là người trực tiếp tham gia xây dựng các kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp.
Nên bắt đầu với Digital marketing từ đâu
Có nhiều cách để bạn có thể bắt đầu với công việc nhưng đơn giản nhất bạn học cách tiếp cận với các công cụ chính. Và khi thành thạo thì bạn tiếp tục tìm hiểu các lĩnh vực truyền thông và content marketing. Và bạn hoàn toàn có thể xin vào các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực để học hỏi kinh nghiệm.
Ví dụ thực tế về chiến dịch Digital marketing
Chiến dịch ta mắt sản phẩm Biti’s Hunter của hãng Biti’s
Chắc hẳn bạn còn nhớ chiến dịch quảng cáo của thương hiệu giày Biti’s, nhờ chiến dịch truyền thông trên digital mà Biti’s đã rất thành công với dòng sản phẩm Biti’s Hunter.
Tổng kết
Hi vọng bài viết của Multicontents có thể giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết sau.
>> Dịch vụ SEO tổng thể cho cá nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 Tháng 5, 2022