Truyền thông Marketing là gì?
Truyền thông Marketing (tiếng anh là Marketing Communication) là một phần căn bản và không thể thiếu trong nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp. Nói đơn giản, truyền thông Marketing được mô tả như là tất cả các thông điệp và các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp triển khai để tiếp cận với thị trường tiềm năng của mình.
Truyền thông Marketing là khái niệm chỉ sự hoạch định của một chiến dịch tiếp thị. Mục đích nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp của doanh nghiệp.
Các hình thức truyền thông Marketing
Mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện các phương thức truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức này được phân thành 2 loại chính:
- Truyền thông phí cá thể: Trưng bày các vật dụng… tại các điểm bán hàng … là cách thức điển hình của hình thức này.
- Truyền thông cá thể: Khách hàng có thể gặp mặt trực tiếp doanh nghiệp thông qua bán hàng trực tiếp tại cửa hàng …
Mục tiêu của truyền thông Marketing
Hình thành nhu cầu sản phẩm và rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp là 2 mục tiêu chính của truyền thông Marketing
Hình thành nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm
Khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ và nhớ ngay đến thương hiệu hay sản phẩm của bạn thì bạn đã hình thành được nhu cầu của khách hàng rồi đấy. Để làm được điều này cần có thời gian và nổ lực của doanh nghiệp. Việc xây dựng nhận biết thương hiệu giúp định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí người tiêu dùng.
Định vị thương hiệu trong khách hàng cần có thời gian và sự nhất quán trong truyền thông và cả các giá trị cốt lõi của sản phẩm (chất lượng, giá cả…)
Rút ngắn chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nắm rõ quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Việc này có thể xác đinh được thông qua nghiên cứu thị trường và qua giao tiếp trực tiếp với người bán hàng.
5 bước xây dựng chiến lược truyền thông Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu của chiến lược truyền thông
Khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng sẽ tiếp nhận thông điệp truyền thông này. Sau đó xác định được 2 phân khúc khách hàng là khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu. Đối với mỗi phân khúc sẽ dùng các phương tiện truyền thông và thông điệp khác nhau.
Xác định mục tiêu của chiến lược
Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu của chiến lược mà mình muốn đạt được khi kết thúc chương trình.
Một số mục tiêu điển hình có thể kể đến: xây dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm, tăng sự nhận biết sản phẩm của khách hàng…
Xây dựng thông điệp truyền thông
Doanh nghiệp có thể nói điều mình nghĩ đến khách hàng là thông điệp truyền thông. Việc thông điệp này có được chấp nhận hay không thì phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Hiện nay, với hàng loạt thông điệp được truyền tải mỗi này đến khách hàng. Việc định vị tốt bạn sẽ có được vị trí của mình trong lòng khách hàng.
Xây dựng chiến lược truyền thông và phương pháp tiếp cận khách hàng
Nghiên cứu kỹ thị trường và đối tượng mục tiêu sẽ là điều cốt lõi để xây dựng chiến lược truyền thông thích hợp cũng như phương pháp tiếp cận hợp lý. Trong chiến lược, doanh nghiệp cần xác định thông điệp mà mình muốn truyền tải đến khách hàng, hình thức tiếp cận khách hàng… Tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng và tài chính của doanh nghiệp
Đo lường hiệu quả và điều chỉnh
Một chiến lược truyền thông sẽ mang đến hiệu quả hay kết quả nhất định. Vì vậy để có thể xem xét từng chiến lược doanh nghiệp cần đo lường lại từng chương trình để so sánh lại với mục tiêu ban đầu đã đề ra. Hay so sánh chi phí giữa các hình thức truyền thông so với độ hiệu quả. Từ đó có sự điều chỉnh ngân sách và phương thức cho hợp lý hơn.
Các công cụ truyền thông Marketing
Các hoạt động trong truyền thông marketing được sắp xếp vào một số công cụ chủ yếu như: quảng cáo, xúc tiến bán (khuyến mại), bán hàng cá nhân (bán hàng trực tiếp), quan hệ công chúng.
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo thông tin đến thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như là các đài phát thanh (radio, tivi…), in ấn (báo, tạp chí, ấn phẩm trực tiếp…), các phương tiện ngoài trời như poster, ngoài đường (banner…) và một số phương tiện khác…. Tuỳ theo mục tiêu quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra các thông điệp và nội dung phù hợp.
Xúc tiến bán (khuyến mại)
Khuyến mại là biện pháp tác động tức thì, ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ. Khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực đến việc tăng doanh số bán hàng. Bằng cách thưởng, giảm giá, các hình thức vui chơi có thưởng…cho khách hàng.
Đối với người tiêu dùng: khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn, mua với số lượng nhiều hơn và tạo nên những khách hàng mới.
Đối với các trung gian phân phối: khuyến khích tăng cường hoạt động phân phối , đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố và mở rộng các kênh phân phối…
Bán hàng cá nhân
Là sự giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ bằng miệng của người bán hàng. Thông qua các cuộc đối thoại với một hay nhiều khách hàng với mục đích bán hàng.
Thông qua hoạt động bán hàng, nhân viên có thể thu được các thông tin từ khách hàng. Các thông tin về sản phẩm, công ty hay đối thủ cạnh tranh nhanh và chính xác nhất.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng bao gồm:
Tuyên truyền sản phẩm: làm cho công chúng biết về một sản phẩm nào đó bằng nhiều nỗ lực.
Tuyên truyền hợp tác: tuyên truyền trong nội bộ và bên ngoài để mọi người có thể hiểu về tổ chức của mình, tạo ra hình ảnh tốt đẹp, tăng vị thế của doanh nghiệp.
Vận động hành lang : giao tiếp với quan chức nhà nước, nhà làm luật, quan chức nhà nước để ủng hộ hay cản trở một sắc luật nào đó cho doanh nghiệp.
Tuyên truyền về xử lý một sự việc đang lan truyền ra ngoài. Nhằm giải quyết các công việc cụ thể của công ty.
Quan hệ công chúng thường ít được sử dụng. Tuy nhiên nó lại tiềm năng hơn để tạo nên mức độ nhận biết và sự yêu thích trên thị trường.
Hi vọng qua bài viết này, Multi đã giúp bạn hiểu hơn về các bước xây dựng truyền thông Marketing.
30 Tháng Sáu, 2022