Content map sẽ giúp cho ta biết điểm chạm tạo nên thu hút, ở mỗi giai đoạn khách hàng cần gì, biết cách hướng khách hàng hiệu quả. Một content map cần một chân dung khách hàng, hành trình khách hàng, điểm chạm và quá trình ra quyết định của khách hàng về một thương hiệu…
Content map là gì?
Content map là một bản kế hoạch phân phối nội dung dựa trên hành trình khách hàng. Hành trình khách hàng là các giai đoạn một khách hàng trải nghiệm thương hiệu theo thời gian.
Mỗi giai đoạn trải nghiệm thương hiệu của khách hàng sẽ có những điểm chạm. Điểm chạm là những điểm mà khách hàng tương tác với thương hiệu,

Ví dụ như khách hàng thực hiện thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội, nghe lời giới thiệu của người hàng xóm, xem quảng cáo trên truyền hình, đọc một bài đánh giá trên một tạp chí nào đó…
Xây dựng content map để làm gì?
Content map sẽ giúp:
– Biết điểm chạm, giai đoạn nào sẽ thu hút khách hàng.
– Biết ở mỗi giai đoạn, khách hàng cần nhận gì
– Biết cách hướng dẫn khách hàng trải nghiệm thương hiệu một cách có hiệu quả
Sau đây sẽ là 6 bước giúp bạn xây dựng content map hiệu quả:
Content map bước 1
Tạo chân dung khách hàng Chân dung khách hàng là các đặc điểm giống nhau của một nhóm khách hàng. Hãy liệt kê chúng để có được một hình dung khách hàng rõ nhất, sau đây là các gợi ý thường có ở một chân dung khách hàng:
– Độ tuổi, giới tính, khu vực sống, trình độ học vấn… (nhân khẩu học)
– Nghề nghiệp, công ty, lĩnh vực công việc… (vai trò)
– Tính cách, tâm lý, life-style… (tâm lý)

– Vấn đề thường gặp, nỗi đau do độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tính cách tạo ra… (nỗi đau) – Sách, blog, youtube, báo giấy… (nguồn ảnh hưởng)
– Thói quen mua sắm như ăn sáng quán A, uống trà sữa quán B… (thói quen mua sắm)
Content map bước 2
Tái hiện hành trình mua sắm của khách hàng Mô tả lại quá trình ra quyết định của khách hàng theo thứ tự:
– Nhận thức (họ nhận thức về nhu cầu mua hàng như thế nào…. nhận thức điều gì, nhận thức khi nào, ở đâu, tại sao lại nhận thức về nhu cầu đó, ai tác động tạo nên nhận thức đó?)
– Tìm kiếm (họ tìm kiếm để mua hàng như thế nào… tìm cái gì, tìm ở đâu, tại sao lại tìm cái đó, tìm với ai?)
– So sánh (họ so sánh các mặt hàng như thế nào…. họ so sánh cái gì với cái gì, so sánh ở đâu, khi nào, so sánh vì lí do gì, có ai tham gia vào quá trình so sánh đó không?)
– Mua sắm (họ mua sắm như thế nào… mua gì, ở đâu, khi nào, lí do mua, mua cùng ai?)
– Sau mua (họ sau khi mua sẽ như thế nào … họ làm gì sau đó, ở đâu, khi nào, tại sao lại hành động như thế, có ai liên quan tới hành vi sau mua hàng không?)
Content map bước 3
Tạo nội dung cho từng giai đoạn Mỗi giai đoạn ra quyết định đều có nội dung phù hợp, sau đây là một số gợi ý về ý tưởng nên triển khai:
– Nhận thức: Blog, Infographic, bài đăng social, bài viết PR…
– Tìm kiếm: Email tin tức, nội dung social về sản phẩm, blog về sản phẩm, ebook…
– So sách: Bài review, video review, nội dung review ở các nền tảng khác nhau..
– Mua sắm: Trang web landing page, kênh tư vấn sản phẩm, kênh hỏi đáp…
– Sau mua: Email ưu đãi, email kênh tin tức danh cho khách hàng, tài khoản khách hàng website…
Content map bước 4
Xây dựng một bảng Tổng hợp nội dung – quá trình với cột là Quá trình ra quyết định, hàng là Các nội dung phù hợp cho từng giai đoạn, từng ô sẽ là các hình thức có thể sử dụng trong khả năng của đơn vị.
Bảng Tổng hợp nội dung – quá trình sẽ cho phép bạn thấy trong mỗi giai đoạn Quá trình ra quyết định sẽ có các loại nội dung phù hợp, từ đó bạn tạo từng danh sách nội dung cần xây dựng, tiêu đề, người thực hiện, ngày đăng…
Content map bước 5
Content map giúp mọi thứ đồng bộ! Sau khi có bảng Tổng hợp nội dung – quá trình, bạn không được để chúng triển khai riêng biệt, mà hãy xem xét nội dung nào sẽ tác động tới nội dung nào, từ đó đưa ra thời điểm, vị trí triển khai ở các nền tảng marketing phù hợp, tối ưu chi phí, thời gian cũng như hành trình khách hàng thoả mãn nhất.

Hãy xem một video review về sản phẩm có nên xuất hiện ở giai đoạn “Sau mua” không, có nên kết nối Blog với Website cùng một nội dung để giảm chi phí hay không… đây là điều mà các chuyên gia marketing cần ngồi lại và cùng nhau thảo luận thứ tự, vị trí, thời gian…
Content map bước 6
Lấp đầy khoảng trống Đôi khi lại content map lại có thiếu một số nội dung ở đâu đó, ví dụ như sau khi mua hàng, đơn vị lại không có kênh tin tức dành riêng cho người mua, lúc này cần thêm vào và kết nối nó với các nội dung khác trước đó để đảm bảo đồng bộ, phù hợp, thoả mãn khách hàng tối đa.
Hoàn thành bước này coi như bạn đã hoàn thành một content map rồi đấy, hãy ngồi lại và vẽ ra trực quan nhất toàn bộ quá trình phân tích của 6 bước bạn đã thực hiện dưới dạng biểu đồ, điều này giúp hỗ trợ team đọc hiểu và cùng nhau thảo luận, chỉnh sửa, triển khai khi cần.
Tổng kết về xây dựng content map hiệu quả
Content map sẽ giúp cho ta biết điểm chạm tạo nên thu hút, ở mỗi giai đoạn khách hàng cần gì, biết cách hướng khách hàng hiệu quả. Một content map cần một chân dung khách hàng, hành trình khách hàng, điểm chạm và quá trình ra quyết định của khách hàng về một thương hiệu.
Với 6 bước xây dựng content map bạn sẽ hình dung được chân dung khách hàng, mô tả được quá trình ra quyết định của họ, chọn ra nội dung phù hợp cho mỗi giai đoạn, tổng hợp nội dung và đồng bộ chúng để đạt được thoả mãn tối đa trong hành trình khách hàng.
20 Tháng Sáu, 2022