Tư duy về các diễn giải thông điệp là tư duy nhắm đến việc phân mảnh thông điệp để hiểu đúng, từ đó phục vụ cho việc tiếp thu hoặc truyền đến đối tượng tiếp theo.
Lợi ích của tư duy về các diễn giải thông điệp này cho phép ta truyền đạt hoặc tiếp thu đúng các thông điệp mà bạn thường gặp trong cuộc sống, trên mạng hay trên cả google, nơi mà quá nhiều thông tin ập đến một lúc.
Tại sao trong cuộc sống lại cần diễn giải các thông điệp?
a. Truyền tải, tiếp thu thông điệp
Chức năng của thông điệp là để thay đổi cách hiểu của một ai đó về vấn đề gì đó. Việc diễn giải sẽ phân tích thông điệp khó, thông điệp lạ để một người mới nghe có thể hiểu.
Việc diễn giải các thông điệp để tìm ra ẩn ý bên trong cho phép ta có thể giao tiếp nhanh chóng hơn trong cuộc sống, tối ưu hơn. Nếu một người không có khả năng diễn giải thông điệp, hoặc diễn giải kém, sẽ rất khó có thể hiểu người khác nói gì hoặc đọc tin tức trên mạng, trên google có thể bị hiểu nhầm dẫn tới các rắc rối không đáng có.
b. Tránh các rắc rối do hiểu lầm thông điệp
Trong cuộc sống của Sơn, người yêu của Sơn là tất cả. Một hôm Sơn hẹn hò với người yêu, người yêu nói rằng “đợi em 5 phút, em xuống ngay!”. Nếu Sơn có khả năng diễn giải tốt sẽ phân tích ra rằng, 5 phút là 1 tiếng. Nhờ khả năng diễn giải thông điệp của người yêu, Sơn không bị bực bội khi chờ 1 tiếng đợi người yêu, thay vì đó Sơn ra quán cafe bấm game với bạn bè.
Lợi ích đó giúp Sơn không phải đợi người yêu 1 tiếng trong bực bội, không phải cãi cọ nhau mà cả hai đều vui vẻ và có một buổi hẹn hò đáng nhớ.
c. Suy nghĩ ra cách truyền tải thông điệp hiệu quả hơn
Ở một diễn biến khác, người yêu Sơn nói rằng “dạo này em béo quá phải không anh?”, Sơn liền diễn giải ra là “em đang tự ti với cái bụng, anh phải khen em ngay bây giờ!”, và thế là nhờ khả năng diễn giải tốt, Sơn đã phủ nhận và khen người yêu còn rất xinh, rất đẹp.
Sơn đã học cách diễn giải thông điệp thông minh trên mạng, trên google, vì thế Sơn tránh được một pha thua trông thấy.
Lợi ích đem lại cho Sơn và người yêu là buổi hẹn hò rất vui, ai cũng có thiện cảm với đối phương, vì Sơn diễn giải tốt nên tinh ý nói ra lời vừa tai đối phương, tạo ra cảm giác hạnh phúc cho cả hai.
Diễn giải các thông điệp đúng là như thế nào?
Với nhiều lợi ích của việc diễn giải thông điệp tốt như trên hẳn đã giúp bạn có hình dung về Tư duy về các diễn giải thông điệp rồi. Sau đây ta sẽ đi sâu hơn như thế nào là diễn giải tốt nhé!
a. Biết chủ thể của thông điệp
Khi diễn giải bạn phải nhìn ra được chủ thể của thông điệp đang đề cập đến là cái gì, ai được đề cập. Việc nhìn ra chủ thể có thể cho phép ta nhanh chóng nắm bắt được nội dung thông điệp nhanh nhất, có thể hình dung ngay ra thông điệp đang hướng tới điều gì.
Ví dụ thông điệp “không uống rượu bia khi lái xe” ta hay thấy trên mạng hay tra google về chủ đề tình hình giao thông, chủ thể ở đây là rượu bia, trong tình cảnh lái xe. Từ chủ thể ta có thể diễn giải “vì sao uống rượu bia là không nên khi lái xe” cho phép ta phân tách sâu hơn thông điệp.
Ví dụ khác trong cuộc sống ta thường thấy các băng rôn treo ở các thân cây, nội dung là “Cần tuyển 50 nhân viên kinh doanh”, chủ thể là tuyển, vậy ta ngay lập tức có thể biết nội dung là tuyển ai, tuyển như thế nào…

b. Biết mục đích của người truyền tải
Thông thường sẽ có những điều mà sẽ rất là dài nếu triển khai hết ra trên các phương tiện truyền thông điệp. Vì thế nhiều trường hợp họ sẽ vắn tắt, vừa đủ hiểu. Nhưng khi diễn giải một thông điệp trong cuộc sống ta cần biết nhiều hơn thế là câu cú vắn tắt đó.
Chẳng hạn như bạn nghe Sơn nói rằng ngày mai bạn đừng đến lớp sớm. Như vậy ta cần diễn giải ra vì sao không đến lớp sớm? Mục đích cậu nói câu này là gì? để từ đó hiểu thông điệp thực sự sau câu nói ngắn tủn đó.
Làm sao rèn luyện tư duy về các diễn giải thông điệp?
a. Thói quen nghĩ tới đối tượng của thông điệp
Nghĩ tới đối tượng của thông điệp là nghĩ đến ai sẽ nhận nó. Biết được ai sẽ nhận đó ta sẽ hiểu rõ hơn thông điệp, từ đó phân tách để nắm được ý mà thông điệp muốn truyền tải.
Trên mạng xã hội, trên google có vô vàn thông điệp và luôn có một đối tượng muốn nói đến, nếu quen việc nghĩ tới đối tượng, bạn sẽ nhanh chóng có khả năng hiểu ngay thông điệp đó sẽ có mô típ ra sao.
b. Thói quen nghĩ tới mục tiêu của thông điệp
Nghĩ tới mục tiêu là nghĩ tới mục đích tại sao lại có thông điệp đó. Khi biết được mục đích của thông điệp bản thân sẽ dễ nắm được nguyên nhân, dễ diễn giải các ý trong thông điệp tốt hơn.

c. Thói quen nghĩ tới người truyền tải thông điệp
Người truyền tải luôn có động cơ, hãy tự hỏi động cơ nào khiến họ truyền tải thông điệp đó. Ví dụ người yêu Sơn vì có động cơ muốn được khen đẹp nên mới nói là “dạo này em béo quá” để Sơn khen ngợi. Nhiều lúc ta cần biết người truyền tải thông điệp có mối quan hệ như thế nào đối với người nhận thông điệp đó. Từ đó ta sẽ có thói quen diễn giải chính xác hơn về ý nghĩa của các thông điệp trong cuộc sống, trên mạng, google…
Tóm lại, Tư duy về các diễn giải thông điệp là tư duy nhắm đến việc phân mảnh thông điệp để hiểu đúng.
Việc diễn giải tốt các thông điệp sẽ cho phép ta tiếp thu và truyền tải đúng ý nghĩa của thông điệp, tránh các rắc rối do hiểu lầm thông điệp hoặc tìm ra cách truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Để diễn giải đúng thông điệp ta cần biết chủ thể của thông điệp, rào cản ngôn ngữ có thể có và mục đích của người truyền tải là gì.
Vậy để có những lợi ích trên ta cần rèn luyện tư duy về các diễn giải thông điệp thông điệp trong cuộc sống, trên mạng, trên google… bằng 3 thói quen là thường xuyên nghĩ tới đối tượng của thông điệp, mục tiêu và người truyền tải.
2 Tháng Sáu, 2022