Tư duy nỗ lực tối ưu hoá

phải trở thành chuyên gia | Multicontents
Bình chọn bài viết

Trong cuộc sống, nhiều người có tư duy nỗ lực tối ưu hóa để tư duy tốt hơn, tích cực hơn, tối ưu cuộc sống hơn. Bên cạnh đó thì nhiều người cũng đang rơi vào những bế tắc, những hang sâu không lối thoát… bài viết này sẽ cùng bạn kể về một chiếc bình quý giá bị vỡ ra như thế nào, một thùng sơn đỏ trong con mắt của người lo âu thì là một vệt máu tiên tri điều chẳng lành ra sao. Mọi thứ sẽ bật mí trong các câu chuyện được xen lẫn dưới đây.

Tư duy và nỗ lực

a. Tư duy trong cuộc sống

Trong cuộc sống, bạn có khi nào nhận ra rằng tư duy nổ lực tối ưu hóa là một thứ gì đó khiến bạn đau đầu, tư duy khiến bạn bận tâm, thỉnh thoảng các suy nghĩ còn khiến cho bạn càng lo lắng về những điều chưa hiện hữu. Có khi bạn còn bị đắm chìm vào suy nghĩ, lối tư duy lo lắng tới mức chán chường, cạn kiệt sức sống.

Ước gì, nếu bạn không có tư duy thì bạn không còn phải suy nghĩ quá nhiều về điều gì đó mà bạn chưa biết, điều gì đó khiến bạn sợ hãi, điều mà bạn biết là sẽ xảy ra nhưng bạn không thể thay đổi, điều gì đó mà khi bạn càng tư duy thì bạn càng cảm thấy tệ hơn. Đôi khi tư duy khiến bạn tin rằng bạn không thể kiểm soát nổi thứ gì trong chính cuộc đời của bạn.

Tư duy trong cuộc sống

Thế nhưng bạn không thể tách rời suy nghĩ của bạn ra khỏi tư duy cho dù bạn có hứa là sẽ không bận tâm, không suy nghĩ bao nhiều lần đi nữa. Một bầu suy nghĩ đâu đó vẫn sẽ bám lấy và lơ lửng trên đầu bạn như một đám mây đen.

Đối với bạn thì trong mỗi khoảnh khắc, bạn có ý thức thì bạn tư duy, mỗi khoảnh khắc bạn thở thì bạn lại tư duy, mỗi khoảnh khắc mà bạn nhìn được thì bạn lại bị bu bám bởi tư duy.

b. Tư duy trong nỗ lực

Ước gì bản thân không cần có suy nghĩ gì thì nhẹ đầu biết mấy, ta không ưu tư, ta sẽ không còn lo lắng. Một ngày mà ta cảm nhận sự tự do trong chính trí óc của ta.

Nhưng hiện thực thì đâu cho ta dễ dàng, bạn vẫn phải có tư duy mỗi ngày cho dù bạn có yêu nó hay không. Bản thân bạn tự biết rằng trong cuộc sống hiện thực không hề có một ông già nô-en, không phải là khi bạn ước món đồ bạn thích thì bạn sẽ có nó vào ngày hôm sau. Hiện thực không cho ta ông già nô-en như vậy.

Tư duy trong nỗ lực | Multicontents

Nhưng… hiện thực cho phép ta tạo ra ông già nô-en cho đứa con của mình. Chính bạn là người sẽ tạo ra phép màu cho điều ước của những đứa trẻ bé bỏng. Chính bạn sẽ là ông già nô-en nếu bạn muốn.

Giờ ta sẽ làm gì? Thay đổi tư duy ư? Tôi nghĩ là không đâu, để bạn xoá khỏi tâm trí những luồng suy nghĩ của chính bạn, thì nỗ lực thôi chưa đủ. Mọi cố gắng sẽ dẫn bạn vào hang động sâu thẳm hơn, suy nghĩ bạn có trong đầu sẽ viết nên chính bạn.

c. Tư duy và nỗ lực

Chắc hẳn bạn đã biết rằng không có gì thực sự vô nghĩa nếu nó tồn tại. Tư duy nổ lực tối ưu hóa của bạn xuất hiện là để giữ sự tập trung của bạn vào một điều gì đó khiến bạn sợ hãi, cái mà sẽ làm bạn tổn thương sắp tới.

Đâu ai lựa chọn được điều mình suy nghĩ, nếu như thế thì đâu còn những đau khổ, lo âu trong cuộc sống. Mà nếu không có tư duy thì bạn cũng gặp nhiều rắc rối với các tổn thương trong cuộc sống hiện thực này.

Tư duy nhất quán

Tối ưu là gì?

a. Làm gì với tư duy?

Vì lí do cần thiết thì bạn không nên nỗ lực để loại bỏ tư duy làm gì cả, việc bạn thay đổi tư duy cũng chỉ càng khiến bạn đi vào hang sâu thăm thẳm mà thôi.

Tôi biết thay đổi hay xoá bỏ tư duy là những hành vi không tôn trọng chính nó. Nếu như vậy bạn có được chính mình ủng hộ hay không? Tôi biết một cách hay hơn mà vẫn tôn trọng được tư duy của mình!

Đó chính là “Tối ưu hoá tư duy”, một hành động thể hiện sự tôn trọng tư duy của bạn, bạn không còn phải phủ nhận sự hiện diện của nó nữa.

b. Tối ưu điều gì?

Bạn sẽ nghĩ đến điều gì khi cố gắng bắt một chú cừu vào trại bằng roi vọt? Chắc hẳn nó sẽ chạy đi mọi hướng.

Trong một khả năng khác, bạn nắm trên tay đám cỏ, chú cừu sẽ tự bước vào một cách tự nguyện? Nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với ép buộc.

Con người cũng vậy, nếu bạn không ép buộc mà là đồng hành, trao đi một sự tôn trọng.Thì chính tư duy sẽ tự nguyện làm điều tốt hơn cho bạn khi bạn không còn từ chối nó nữa.

Bạn tôn trọng tư duy nỗ lực tối ưu hóa của chính mình bằng sự tối ưu nó, không cho nó lan man trong mớ suy tư xấu xí, không ngăn nó phải nghĩ này nghĩ kia. Điều bạn làm, chính là chọn lọc mảnh ghép của sự thật.

c. Mảnh ghép của sự thật?

Trong một chiếc bình gốm sứ, nếu chẳng may bạn làm rơi nó xuống đất, nó vỡ tan thành những mảnh nhỏ về mọi hướng. Bạn biết không, ban đầu những mảnh vỡ nhỏ đó cũng có vị trí nhất định trên chiếc bình gốm sứ. Khi bạn nhìn vào mảnh vỡ, bạn mới nhìn được một góc nhỏ của chiếc bình.

Có những mảnh vỡ sẽ cho thấy bề mặt của chiếc bình gốm, nhưng có những mảnh vỡ không thể hiện bất cứ điều gì, đó là những mảnh vụn.

Những mảnh vỡ có bề mặt của chiếc bình chính là mảnh ghép của sự thật, chúng cho ta biết một góc nhỏ của một sự thật lớn hơn. Những mảnh vụn thì rất nhiều và nó cũng nguy hiểm nữa, vì thế ta hay chú ý để tránh va vào nó hơn là những mảnh lớn.

Trong vấn đề về lo âu, lo lắng cũng như vậy, việc chọn lọc chính là ta cần chú ý những mảnh vụn để tránh sự tổn thương, nhưng không lấy đó để nhìn ra sự thật to lớn đằng sau.

Có thể bản thân ta đang có trên tay một mảnh vụn, nhưng người khác thì có mảnh vỡ lớn hơn. Nếu ta kết nối và hỏi họ về mảnh vỡ trên tay của họ “Anh thấy gì?” thì ta sẽ thấy lạ lẫm với câu trả lời “Đây có lẽ từng là một chiếc bình quý!”, điều này thật sự khác xa với mảnh vụn xấu xí và nguy hiểm trên tay của bạn, nó khiến bạn phải thay đổi lại niềm tin về mảnh vụn, cái mà bạn đã tin từ lâu.

Tư duy nỗ lực tối ưu hoá

a. Tư duy nỗ lực

Niềm tin là thứ khó thay đổi, thay đổi nó gần như là phủ định chính bản thân. Tôi tin tôi đang sống trên một hành tinh phẳng, nếu ai đó nói “Nó không hề phẳng, mà là cong” thì bạn sẽ phải tự vấn mọi tư duy từ trước đến nay, tôi đang ăn cơm vì mặt đất phẳng, tôi đang đứng vì nó phẳng, tôi không ước mơ đi xa vì một ngày nào đó tôi sẽ rơi xuống vũ trụ tăm tối nếu tôi làm vậy.

Như thế, nếu bạn bắt mình tin vào “hành tinh cong” thì chính bạn sẽ phủ định bộ não của mình. Mà ai kiểm soát suy nghĩ, niềm tin? Chính bộ não, không bộ não nào chấp nhận bản thân yếu kém cả!

Điều này thật sự đau khổ. Vậy thì đừng thay đổi nữa! Hãy cố gắng tư duy nỗ lực tối ưu hóa vào việc cởi mở hơn, tham khảo thêm những mảnh vỡ khác của chiếc bình. Hãy tin vào sự thật về mảnh vụn nhưng cũng cần tin vào những mảnh vỡ nữa.

b. Tối ưu hoá tư duy nổ lực tối ưu hóa để xoá đi nỗi buồn

Bạn nghĩ mảnh vụn đã khiến bạn chảy máu, nhưng mảnh vỡ cho bạn biết nó từng là một chiếc bình quý giá, người người nỗ lực tạo nên. Cái khách quan mà cuộc sống trao tặng chính là chiếc bình, điều mà nghệ nhân đã vun vén tạo nên.

Rồi một ngày, chiếc bình khách quan đó vỡ nát, làm rơi vãi những mảnh vỡ, mảnh vụn. Bạn vô tình nhặt mảnh vụn lên và không thấy chiếc bình nữa! Bạn cho rằng, nó xấu xí vì nó ban đầu là thuộc về một điều xấu xí. Bạn nghĩ một nỗi lo lắng ban đầu cũng thuộc về một lo lắng lớn hơn.

Một chiếc bình thì sẽ đẹp ở bên ngoài, bên trong không ai tô vẽ nên sẽ trông khác biệt. Một sự việc xảy ra sẽ có một mặt tốt, một mặt xấu và bạn đang ngắm về mặt xấu từ mảnh vụn trên tay, duỗi tay từ chối góc nhìn của mảnh vỡ.

c. Tư duy nỗ lực tối ưu hoá

Hãy tưởng tượng, bạn đi về nhà vào một ngày dài làm việc mệt mỏi, trong nhà là một vệt màu đỏ tươi kéo dài vào bếp, bạn đã nhìn nó giống một vệt máu và tưởng tượng đến điều tồi tệ nhất với người thân của mình.

Không giống như hiện thực, hoạt động trong tư duy của bạn sẽ khoá chặt lại, khẳng định vệt đỏ tươi đó là vệt máu, và lo âu xuất hiện, khoá chặt cánh cửa và phòng thủ trước mọi thứ.

Bây giờ bạn thử nghĩ góc nhìn của một nhà báo, thì họ cũng chưa hẳn kết luận là máu, một người thợ sửa nhà sẽ nghĩ ngay đó là một thùng sơn bị đổ, một thợ vẽ thì sẽ nghĩ đó là hộp màu nước mà họ lỡ làm dấy ra sàn nhà hôm qua…

Nhìn khác đi, không cần bạn thay đổi, chỉ cần bạn là tham khảo thêm 3 – 4 góc nhìn của người có nghề nghiệp, thói quen, xuất thân, hoàn cảnh khác bạn trước khi bạn thực sự đưa ra kết luận cuối cùng của mình.

Và cuối cùng bạn đã nhận ra, một con mèo đã làm đổ hộp sơn màu đỏ của bố bạn, bạn chạy tới đuổi con mèo ăn vụng đi và mỉm cười nhẹ nhỏm với hộp sơn đỏ của bố mình.

Tư duy trong cuộc sống đôi khi khiến bạn đau đầu, ước gì ta có thể thay đổi hoặc thậm chí xoá nó đi. Nhưng bạn không nên làm thế, nó tồn tại là có lí do. Điều bạn cần làm với tư duy là tối ưu nó. Qua câu chuyện chiếc bình vỡ, người cầm mảnh vỡ và người cầm mảnh vụn có góc nhìn khác biệt. Không cần bạn thay đổi, chỉ cần bạn tư duy nỗ lực tham khảo thêm 3 – 4 góc nhìn từ những người có thói quen, tính cách, nghề nghiệp, điều kiện khác bạn… bạn sẽ thấy được chiếc bình của sự thật và không còn chìm trong lo âu với mảnh vụn trên tay nữa.

Tư duy đồng bộ

Biên tập bởi Multi-contents
Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ . Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.

Trả lời

Kết nối bằng:



Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.