Tìm hiểu chức năng phòng marketing trong doanh nghiệp

Chức năng phòng marketing | multicontents
Bình chọn bài viết

Các doanh nghiệp hiện nay dù lớn hay nhỏ thì đều có hoạt động marketing. Nhiều người vẫn chưa hiểu hết được chức năng nhiệm vụ của phòng marketing là gì. Hãy cùng Multicontents tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Phòng marketing là gì? 

Muốn hiểu phòng Marketing là gì, trước hết bạn phải hiểu được khái niệm, bản chất của Marketing?

Nếu chưa biết, bạn có thể tham khảo bài viết về Marketing.

Hoạt động marketing thực chất là một quá trình quản lý mang tính xã hội cao. Các hoạt động này bao gồm từ lên ý tưởng sản phẩm, sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ đến tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo đó, phòng marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người mua. Chính vì thế marketing là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Các chức năng của phòng marketing

Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu

Doanh nghiệp muốn thành công và có được vị thế cạnh tranh trên thị trường thì việc phát triển và định vị thương hiệu là một điều thiết yếu phải làm. Hình ảnh thương hiệu cần được xây dựng một cách nhất quán và xuyên suốt. Các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn thì mới tạo được dấu ấn riêng cho doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. 

Các nhiệm vụ mà phòng marketing cần thực hiện để xây dựng và phát triển thương hiệu:

  • Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
  • Lên ý tưởng và lập kế hoạch các chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm
  • Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu
  • Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO…

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường

nghiên cứu marketing | Multicontents

Doanh nghiệp cần thu thập tất cả các thông tin thị trường cần thiết để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêumở rộng thị trường. Việc xác định phạm vi và phân khúc thị trường rất quan trọng giúp doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể. Qua đó doanh nghiệp sẽ xác định được hướng tiêu thụ sản phẩm, nhìn ra các cơ hội trên thị trường và tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Để hoàn thành việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, phòng marketing trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây.

  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.
  • Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
  • Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing 

Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp khi có chiến lược marketing tốt sẽ định hướng được hoạt động của mình, kinh doanh hiệu quả và dễ dàng đạt mục tiêu hơn. Nếu như không có chiến lược marketing hoặc chiến lược marketing không tốt, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là thất bại trong kinh doanh. 

Nhiệm vụ xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp là của phòng marketing:

  • Điều hành việc triển khai chiến lược marketing
  • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh
  • Đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing.

Tất cả các nhiệm vụ này nhằm mang lại sự thấu hiểu đối với khách hàng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, đồng thời quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ra thị trường.

>> Dịch vụ Marketing tổng thể cho doanh nghiệp

Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng

Chức năng và nhiệm vụ không thể thiếu của phòng marketing là tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing. 

Thiết lập mối quan hệ với truyền thông

Phòng marketing cần quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí để đảm bảo hình ảnh của công ty xuất hiện một cách đẹp nhất trước công chúng. Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng bất ngờ.

Trong hoạt động marketing thì mối quan hệ tốt đẹp với truyền thống là điều không thể thiếu và là một lợi thế lớn. Do đó, tuyệt đối không để xảy ra hiểu lầm với truyền thông. Nếu xảy ra mâu thuẫn cần bình tĩnh, xử lý một cách khôn khéo nhất.

Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận 

Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động marketing cho doanh nghiệp, phòng marketing còn có nhiệm vụ điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận của mình. 

  • Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận.
  • Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.
  • Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty.
  • Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.

Cách để viết một bài content hay?

Ghé thăm Multicontents với nhiều bài viết hay về Marketing nhé!

Biên tập bởi Multi-contents
Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ . Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.

Trả lời

Kết nối bằng:



Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.