Tâm lý học cá nhân của Alfred Adler

hiện tượng tôn giáo | Multicontents
Bình chọn bài viết

Alfred Alder giúp cho chúng ta hiểu được lý do tại sao một đứa trẻ tật nguyền lại có thể khỏe mạnh, cường tráng, năng động và thành công. Trong khi nhiều đứa trẻ khuyết tật hay bình thường khác lại èo uột và héo úa? Câu hỏi này sẽ được Adler giải thích qua thuyết gọi là tâm lý học cá nhân.

Dẫn nhập

Nguyễn Sơn Lâm – Chinh phục Phan Xi Păng

Nguyễn sơn Lâm  - Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng

Anh quê ở Quảng Ninh, ngay từ khi sinh ra, do ảnh hưởng của chất độc màu da cam của chiến tranh để lại. Anh đã bị tật ở hệ xương khiến chân tay mềm yếu. Khi các bạn cùng trang lứa bắt đầu đi học mẫu giáo làm quen với các con chữ thì Lâm phải ở nhà vì sức khỏe không đáp ứng.

Thương con không được như các bạn, mẹ của anh đã sưu tầm nhiều sách báo, những câu chuyện về tấm gương vượt khó để  kể cho anh nghe. Có được nguồn động lực lớn lao từ người mẹ, Nguyễn Sơn Lâm đã ngày xua tan mặc cảm tật nguyền.

Hết lớp 12, anh thi đỗ 2 trường đại học. Hiện nay anh là Chủ tích của Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời anh là một diễn giả chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, vì đam mê ngoại ngữ, anh có thể thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp.

Đặc biệt với thân hình chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đinh Phan Xi Păng – nóc nhà Đông Dương bằng nạng gỗ.

Vấn đề đặt ra là tại sao một đứa trẻ tật nguyền lại có thể khỏe mạnh, cường tráng, năng động và thành công như vậy? Tại sao nhiều đứa trẻ khỏe mạnh cũng như yếu ốm vẫn cứ phát triển và thành công, trong khi nhiều đứa trẻ khác lại èo uột và héo úa.

Phải chăng đấy là khao khát của riêng Nguyễn Sơn Lâm hay đấy là tố chất tiềm năng của mỗi chúng ta? Những câu hỏi này đã thôi thúc Alfred Adler và sau cùng là sự ra đời của một học thuyết gọi là tâm lý học cá nhân.

Học thuyết của Adler

Alfred Adler đã trình bày khái nhiệm động cơ hay động lực khuyến khích chi phối tất cả hành vi kinh nghiệm của chúng ta.

Ví dụ: Khi bạn nghĩ mình đang bị thất tình thì mục tiêu của bạn lúc này muốn bạn giống một người thất tình, dẫn đến khuyến khích những hành vi như chán ăn, mệt mỏi, buồn chán, mất mát… (những hành vi này xuất hiện vì động lực, động cơ của bạn là “tôi đang thất tình đây”).

Khi học thuyết của ông bắt đầu dần định hình, ông gọi đó là quá trình phấn đấu để hoàn thiện. Đó là mỗi đam mê mà tất cả chúng ta đều có để khai thác những tiềm năng của mình – một quá trình trạng thái tiến đến càng gần hơn với trạng thái lý tưởng của chúng ta. Đây là một cảnh giới gần gũi ý thức giác ngộ.

Hoàn thiện và lý tưởng là những cụm từ chúng ta thường nhắm đến nhưng tương đối khó khăn để đạt được trong thực tế. Tuy nhiên đó là những cụm từ giúp tạo ra những mục tiêu tích cực. Tất cả chúng ta đều khao khát trở nên được hoàn thiện và lý tưởng, nhưng theo Adler đây chỉ là khái niệm đạt gần được nhưng không thể hoàn toàn được. Nhiều người họ đau khổ dằn vặt vì muốn mình trở thành hoàn thiện và  lý thưởng.

Phấn đầu để đạt được trạng thái hoàn thiện không phải là lần đầu tiên được Adler đề cập đến như một động lực thúc đẩy. Ban đầu ông nghĩ đến động lực ham muốn, vốn kết quả của những phản ứng khi xung lực sinh lý như đói bụng, muốn làm cho xong việc, được yêu thương, cảm giác bức xúc.

Adler còn đưa ra khái niệm bù đắp thiếu hụt (compesation) để sử dụng trong học thuyết của mình, hay ông còn gọi đây là phấn đấu để vượt qua trở ngại. Theo ông thì mỗi chúng ta đều có những vấn đề, những thiếu sót và cả những khiếm khuyết trong lĩnh vực cộng sống. Ban đầu ông tin rằng nhân cách con người phụ thuộc và con người có thể làm gì để thay đổi khiếm khuyết thiếu sót của mình.

Tuy nhiên ông không ủng hộ việc liệt kê tên những vấn đề khiếm khuyết vì ông không muốn người khác nhìn vào đó và ngộ nhận đấy là vấn đề do chính bản  thân họ tự tạo ra cho mình.

Giai đoạn đầu tiên trong học thuyết của Adler là khái niệm coi trọng phái nam. Trong nền văn hóa ông đã từng sống, các bé trai được khuyến khích có một lòng tự trọng cao hơn các bé gái. Các bé nam được khuyến khích phải khỏe mạnh, hùng hổ – những đặc trưng nam tính. Các em không được mềm yếu, ủy mị, thụ động hay lệ thuộc.

Những kỳ vọng này đã tạo nên môt cái nhìn lệch lạc là phái nam sẽ tốt hơn phái nữ. Vì vậy mà nam giới được giành cho những quyền lợi như quyền lực, cơ hội giáo dục và những việc làm nên những đều tốt đẹp mà phụ nữ không cần làm.

Thỉnh thoảng thì ta vẫn thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ này xuất hiện không nhiều nền văn hóa. Theo đó họ thường nói: Con trai không được khóc. Các bé gái nhút nhát, im lặng thì được khen ngoan hiền, nhưng một cậu bé im lặng nhút nhát thì được xem là biểu hiện của sự yếu kém và tiêu cực. Vì thế những bé trai hiền lành và những bé gái nghịch ngợm khi lớn lên sẽ có những lo lắng vốn gây ra những ảnh hưởng tác đông lâu dài.

Adler không tin rằng những động lực chủ động và những khao khát thành công được cài đặt sẵn bên trong bản thân cá nhân (Ví dụ như Nguyễn Sơn Lâm sinh ra là đã được cài đặt sẵn là người không khuất phục số phận, thành công). Theo ông khả năng đó chính là những phản ánh khi đứa trẻ được người lớn khuyến khích bé.

Ví dụ như chúng ta thường ngăn cản một bé gái năng động, nghịch ngợm, nhưng theo ông thì bé trai hay bé gái đều có khả năng được coi trọng như nhau. Song nhiều người đã ngộ nhận thuyết trọng nam nên Adler  cuối cùng đã giảm hẳn lại hướng khám phá này.

Giai đoạn cuối cùng, trong học thuyết của mình Adler đã đổi phấn đấu để trở nên hoàn thiện sang phấn đấu để trở thành siêu đẳng. Sau đó thì Friederich Nietzsche đã xây dựng một triết lý cho rằng đam mê quyền lực là động cơ căn bản của đời sống của người.

Phấn đấu để trở thành siêu đẳng ám chỉ đam mê được trở nên hoàn thiện hơn và cũng muốn mình tốt hơn người khác, chứ không phải là phấn đấu vì riêng mình. Về sau Adler đã xu hướng sử dụng phấn đấu để trở thành siêu đẳng để chỉ về quá trình phấn đấu không lành mạnh hoặc những phấn đấu mang tính bệnh lý.

Khái niệm lối sống

Adler chịu ảnh hưởng bởi Jan Smuts, một triết gia Nam Phi và cũng là nhà lãnh đạo chính trị, Smuts tin rằng để hiểu rõ con người. Chúng ta cần hiểu họ sống đang sống trong bối cảnh rộng toàn diện thay vì chỉ nhìn vào một mãnh vở nhỏ.

Chúng ta cần hiểu họ trong bối cảnh đời sống của môi trường, cả về mặt vật chất lẫn xã hội. Lối tiếp cận này được gọi là đánh giá tổng thể toàn diện. Adler đã tiếp thu khái niệm này rất nhiệt tình.

Trước hết, chúng ta nên nhìn con người như một tổng thể toàn thiện thay vì nhìn họ như một tập hợp của những chiều riêng biệt. Adler cho rằng học thuyết tâm lý cá nhân của mình đã đem đến cho tâm lý học một nét mới: không thể chia cắt.

Thứ hai, khi nhìn vào nhân cách một con người, chúng ta thường nhìn vào những ý thức truyền thống như đặc tính nội tại. Nhưng Adler muốn nói đến kểu sống, được sử dụng để mô tả cuộc sống của một con người. Cũng như cách chúng ta tiếp cận và xử lý mâu thuẫn cá nhân và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống

Để tiếp tục tìm hiểu những hiện tượng và khái niệm của tâm lý học cá nhân của Adler. Mời các bạn xem tiếp!

Multicontents

Biên tập bởi Multi-contents
Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ . Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.

Trả lời

Kết nối bằng:



Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.