Theo Adler động năng là nguồn năng lượng giúp chúng ta có khuynh hướng tiến về tương lai dựa trên những mục tiêu, mục đích để đạt được những thành công chứ không phải được thúc đẩy dựa trên những gì xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, dù cuộc đời có bấp bệnh và khó khăn đến đâu thì chúng ta vẫn luôn có cơ hội để thay đổi, phát triển và hoàn thiện bản thân.
Hiện tượng hướng thiện

Theo Adler thì cuộc sống không đơn giản là cơ năng phản ứng – đây chính là điểm khác biệt giữa Freud và Adler. Theo Freud những ký ức trong quá khứ sẽ có tác động lên con người với hồ sơ lý lịch nhân cách hiện tại.
Adler thì tin rằng động cơ là nguồn năng lượng khiến con người ta tiến về tương lai phía trước, chứ không phải được thúc đẩy bởi cơ năng của quá khứ. Chúng ta có khuynh hướng tiến về phía trước có mục đích, những thành công, điều kiện, điều lý tưởng và đây là quá trình hướng thiện.
Vận chuyển từ quá khứ sang tương lai có những ảnh hưởng rất lớn đến tâm thức của con người. Vì tương lai chưa bao giờ xảy ra, chính nhờ vào khả năng hướng thiện là một động cơ cần thiết để con người hướng đến tương lai và để con người vươn lên.
Trong mô hình cơ năng truyền thống có liên hệ nhân quả, con người thường đầu tư cố gắng vì lợi nhuận được hứa hẹn. Ví dụ như sự kiện A xuất hiện sau sẽ kéo theo sự kiện B và tương tự là kéo theo sự kiện C.
Theo Adler thì chúng ta không cần thiết phải đợi một kết quả trong tương lai hay là một điều gì đó lý tưởng để làm những việc tốt đẹp, những những kết quả này có thể thay đổi trên hành trình cuộc sống. Hướng thiện động viên chúng ra rằng dù cuộc đời có khó khăn và bấp bênh nhưng bao giờ cũng có cơ hội để thay đổi.
Một ảnh hưởng khác đến với Adler là triết gia Hans Vaihinger, tác giả của cuốn sách triết lý về hiện tượng “Nếu như”. Vaihinger tin rằng chân lý tối hậu luôn nằm ngoài tầm tay của con người vì thế chúng ta thiết kế cho mình một chân lý mang tính tương đối – đây chính là những hình thái của sự thật tương đối thúc đẩy con người đi từ những “nếu như” này sang những “nếu như” khác.
Ví dụ như ta tự hỏi:
(1a) Nếu như tôi giỏi tiếng anh…
(1b) Nếu như tôi không giỏi tiếng anh…
(2a) Nếu như tôi tốt nghiệp đại học …
(2b) Nếu như tôi không tốt nghiệp đại học…
(3a) Nếu như tôi đi làm đúng nghề nghiệp tôi chọn…
(3b) Nếu tôi đi làm trái nghề …
Vaihinger và Adler đã vạch ra rằng chúng ta đã sử dụng những tiểu thuyết nếu như này trong mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Chúng ta đã vận hành và sinh hoạt như thể chúng ta phỏng đoán về tương lai sẽ xảy ra với chúng ta, gồm cả những đều tốt và những đều xấu mà chúng ta đang nhìn thấy. Adler gọi đây là hiện tượng đóng khung tiểu thuyết.
Vai trò của tính hướng thiện được cài đặt trong ý thức của mỗi con người có tác động tích cực lên khung tin tưởng vào tương lai, từ đó ảnh hưởng lên những ứng xử của chúng ta vào thời điểm hiện tại
Hứng thú xã hội

Theo Adler thì chúng ta sẽ không phấn đấu để hoàn thiện trong thế giới sa mạc riêng của mình. Ngược lại thì chúng ta phấn đấu trong bối cảnh liên đới với xã hội.
Chính động cơ này đã tạo ra những hứng thú xã hội. Giống như những động vật có tính năng xã hội thì chúng ta cũng như vậy. Chúng ta càng không muốn phấn đấu khi không có những thành viên khác. Tuy nhiên trong bối cảnh khác thì, do bối cảnh xã hội hà khắc, chúng ta là những sinh thể cạnh tranh gay gắt với đồng loại của mình.
Adler tin rằng những quan tâm xã hội không phải riêng chỉ bản năng hoặc được học tập trong cuộc sống. Quan tâm xã hội là sự kết hợp của cả quá trình đến từ học tập và bản năng. Theo ông, quan tâm xã hội được lập trình sẵn bên trong mỗi chúng ta, tuy nhiên những bản năng này cần được chăm sóc và phát triển. Nếu không nó sẽ biến mất.
Ví dụ như ta có thể thấy rằng khi ta bước vào một căn phòng đông vui đang cười, ta bất chợt cười theo với họ hay trong các viện mồ côi khi một em bé khóc thì cả phòng sẽ đồng loạt khóc theo.
Và ta cũng thấy rằng nhiều em nhỏ có vẻ ích kỷ ngay từ khi còn bé. Mặc dù chúng ta hiểu rõ về kinh nghiệm đau đớn hay bị chọc tức, tuy nhiên ta vẫn cứ làm vậy với người khác.
Một xu hướng rất chung khi chọn giữa gây thiệt hại và chịu trách nhiệm về phía mình, bản năng tiềm ẩn sẽ dạy chúng ta nên hại người và tránh né trách nhiệm. Vì thế trong nền văn hóa người lớn thường cố gắng để cổ xúy tinh thần công bằng hoặc sống vì người khác để cân bằng với bản năng ích kỷ này.
Đôi khi quyền lợi chỉ là một phần trong cuộc đời, nhiều người muốn quảng bá tinh thần sống vì người khác, tuy nhiên đây là một khái niệm thật khó thật hiện và phải duy trì liên tục.
Vì thế cách lựa chọn thích hợp nhất vẫn là sự biện hộ cho sự thờ ơ của mình, trừ khi có người khác can thiệp và đánh thức lương tâm của chúng ta.
Khi thiếu quan tâm xã hội Adler gọi đó là tình trạng không lành mạnh của sức mạnh tinh thần là mầm mống của tất cả những thất bại, bệnh thần kinh, điên loạn, đời sống tội phạm, say xỉn, nghiện ngập… vốn là những thất bại vì thiếu hứng thú xã hội.
Vì thế mục tiêu thành công của họ chỉ là những thành tự cao hơn người khác và vinh quang của họ chỉ là ý nghĩa thực dụng riêng với bản thân họ.
Trạng thái yếm thế

Rất đông trong chúng ta có khuynh hướng nhìn về phía trước nơi những cảnh giới của đời sống sung mãn, hoàn hảo, giác ngộ và đắc đạo. Tuy nhiên cá nhân khác – những người cho rằng họ thất bại – luôn cảm thấy họ kết thúc trong sự hụt hẫng, trống trải, không được hoàn thiện như họ muốn, không thể sống nhẹ nhàng.
Họ cảm thấy tăm tối, ngột ngạt, không thể đạt được cảnh giới bình an và giác ngộ. Đấy là kết quả của thiếu quan tâm xã hội và hứng thú xã hội – một hình thái của ích kỷ và chỉ biết quan tâm đến quyền lợi của mình.
Adler cho rằng nguồn gốc của hứng thú chú ý đến bản thân là kết quả khi cá nhân bị khuất phục bởi tình trạng yếm thế của chính cá nhân họ.
Ngược lại, khi một cá nhân có nhận thức lành mạnh, họ hòa nhập vào dòng chảy của cuộc đời. Họ thường thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi, cảm thấy mình có năng lực. Từ đó họ sẽ nghĩ tốt về những người khác.
Nhưng khi cuộc đời đối xử với họ quá hà khắc họ thường có xu hướng đem hết tất cả những quan tâm quay ngược về chính bản thân họ.
Rất hiển nhiên rằng những người đau khổ vì sự yếm thế đã phản ứng dưới nhiều hình thái khác nhau. Ban đầu, trong các cuộc nghiên cứu, Adler nghĩ về sự khiếm khuyết của những cơ quan của cơ thể và bằng chứng là trong cơ thể chúng ta có những cấu trúc bộ phận cơ thể phát triển bình thường (hoặc khỏe hơn những bộ phận khác). Nhiều trẻ em sinh ra với bệnh van tim bị hở, nhiều em có phổi yếu, hai quả thận không làm việc tốt…
Adler tin rằng những người với khiếm khuyết của mình sẽ có khuynh hướng bù đắp những khiếm khuyết không thuận lợi này.
Theo Adler, các bộ phận trong cơ thể sẽ chia sẻ trách nhiệm để giúp cả cơ thể vận hành sao cho hiệu quả cao nhất. Những bộ phận tốt hơn sẽ bù đắp lại bộ phận khiếm khuyết trong cơ thể. Những người này thường có ý thức vượt khó, với ý chí kiên cường phần đấu.
Nhiều người đã vượt qua những rào cản cơ thể để đạt được những thành công mà người khác không đạt được như Nguyễn Sơn Lâm bị tật ở chân do ảnh hưởng của chất động màu da cam nhưng anh là người đầu tiên chinh phục nóc nhà Đông Dương đỉnh núi Phan Xi Păng.
Đáng buồn là ta thấy với nhiều người đã không có khả năng vượt khó và bằng lòng với cuộc sống tù túng bó khung, thõa mãn với giới hạn của những khiếm khuyết từ điều kiện cơ thể.
Họ thiếu thái độ sống lạc quan, không nhận ra dáng vẻ sống động nhộn nhịp của xã hội. Họ không nhìn thấy khả năng vượt khó bên trong con người họ là rất lớn.
Khi ta đi học ta thấy học vấn của mình không bằng người ta, ta tin rằng mình chẳng có khả năng học vấn. Nhiều người chỉ vì mụn trứng cá hoặc một cánh tay bị khoèo (nhưng đó là theo lời mô tả của người khác) mà mặc cảm, vô tình đã đánh mất nhiều cơ hộ khám phá đời sống tình cảm.
Đây là những ví dụ không liên quan gì đến khuyết tất trong cơ thể – những cá nhân nêu trên không hề ngu đần hay khiếm khuyết – nhưng chỉ vì nghe lời người khác nên họ đã tin rằng mình như thế.
Những người có ý thức lành mạnh sẽ tìm cách để bù đắp những yếm thế của mình, phát huy một số mặt mạnh khác để cân bằng mặt chưa tốt và mặt tốt. Tuy nhiên một số không nhỏ đã chẳng có một phát huy nào, tệ hơn là họ bằng lòng với những trạng thái yếm thế của mình.
Nếu ta không bị những điều khiếm khuyết trên cơ thể và khiếm khuyết tâm lý trên khuynh đảo thì ta là người may mắn. Tuy nhiên theo Adler thì chúng ta vẫn phải chia sẻ những khiếm khuyết chung khác.
Ví dụ, các trẻ em luôn so sánh với những người lớn và nó sẽ cảm thấy rằng mình yếu ớt, nhỏ bé vì vậy mà trong những trò chơi của trẻ em chúng luôn muốn mình mau lơn, cao hơn, nhanh nhẹn hơn. Đây chính là hình thái phấn đấu hoàn thiện cụ thể nhất.
Nếu một người bị khuất phục bởi những cảm giác yếm thế, họ sẽ tin mình không có khả năng dù họ tự đánh giá hay từ nhận xét của những người khác hoặc là từ những khiếm khuyết tự nhiên trong cuộc sống. Khi vấp phải những khó khăn, thất bại, chúng ta sẽ phát triển những hội chứng thiếu năng lực.
Ví dụ như trong quá khứ, chúng ta nhìn thấy những ký ức vụng về của mình lúc nào của là những hình ảnh tiêu cực. Vì thế nhiều người né tránh những khu vực vụng về của mình và chỉ tập trung vào những khu vực họ có khả năng thành đạt.
Trong thực tế chúng ta thấy rằng nhiều cá nhân nhạy cảm về một số lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Nhiều người né tránh tính toán sổ sách, lẫn tránh việc lập gia đình, co cụm xa lánh đám đông. Đó chính là những khu vực họ cảm thấy thiếu tự tin nhiều nhất. Xa hơn, nhiều người cảm thấy mình không có khả năng làm một việc nào nó. Đấy là một điều rất tiêu cực.
Theo Adler, thì chúng ta có thể làm tất cả những gì mà chúng ta muốn, nếu được dạy dỗ đúng cách và có những cố gắng nổ lực. Khi hạ quyết tâm, chúng ta nhất định sẽ làm được đều chúng ta muốn. Tuy không nhận ra đều này và bị hội chứng thiếu khả năng tác động, nhiều người đã từ bỏ sự nghiệp và những cơ hội quan hệ tình cảm cá nhân khác.
Hội chứng này, thoạt nhìn thì tưởng như chỉ là một bộ phận của đời sống nhưng trên thực tế nó là vấn đề của cả cuộc đời. Nếu một cá nhân cảm thấy xấu hổ và co cụm, không an toàn, lưỡng lự, thiếu kiên định, nhút nhát, dể nản, dễ thay đổi, dễ phục tùng người khác, những người ấy có xu hướng chỉ quan hệ với những ai cùng cấp với họ những điều họ cần nghe và muốn nghe như: Cậu thông minh lắm/ Cậu xinh đẹp lắm…
Nhiều người còn lệ thuộc vào sự xoa dịu của người khác. Họ thích nghe lời khen và sợ hãi những xây dựng chân thành. Có người trở nên than thở và rầu rĩ, biến mình thành gánh nặng cho người thân mình chỉ vì họ muốn người khác luôn động viên mình.
Có người tiếp cận với hội chứng thiếu năng lực không phải bằng cách bù đắp mà bằng cách phát triển một hướng xử lý mới qua hội chứng siêu năng, họ tự đánh lừa mình là có khả năng siêu việt.
Chẳng hạn người nhỏ bé thường chứng minh rằng họ cao lớn để khiến người khác nghĩ rằng họ cao lớn. Người sợ ma luôn chối mình sợ ma. Người sợ vợ tỏ ra rằng mình gia trưởng. Một cách ứng xử khác là những hành vi gây chú ý qua những kênh tiêu cực như tội phạm, thói quen thiếu lành mạnh, thái độ xem nhẹ người khác, hằn học, chỉ trích về bất cứ đề tài nào trong cuộc sống. Nhiều người còn vay mượn những kênh giả tạo khác để tìm chút quyền lực ảo qua rượu, thuốc phiện…
Mời các bạn xem tiếp phần 3 của thuyết tâm lý học cá nhân của Adler!
9 Tháng Chín, 2021