Nhân cách của một cá nhân được hình thành từ rất sớm, khi chúng ta còn là những đứa bé và chính xác là được hình thành lúc đứa bé được 5 tuổi. Thứ bậc mà các em được sinh ra trong một gia đình hay giới tính của bé cũng ảnh hưởng đến nhân cách.
Tuổi thơ

Giống như Freud, Adler nhìn thấy nhân cách thể hiện qua lối sống của con người được hình thành từ rất sớm khi chúng ta còn là một đứa bé. Chính xác hơn, mô hình mẫu của lối sống của một cá nhân định hình vào khoảng thời gian bé được 5 tuổi.
Những kinh nghiệm sống mới mẻ sau này không thể thay đổi được mẫu mô hình lối sống thời bé mà chỉ được sử dụng để cắt nghĩa và lý giải mô hình mẫu lối sống thời bé ấy
Những kinh nghiệm mới mẻ và những kinh nghiệm trong mẫu mô hình lối sống thời bé sẽ cho phép chúng ta một cơ hội đối chiếu. Từ đó họ thường có hướng xử lý tạo nên những khám phá phong phú lành mạnh hay những kinh nghiệm mang tính chất thành kiến độc hại.
3 loại tình huống tuổi thơ tạo ra lối sống lệch lạch
Adler tin rằng có 3 loại tình huống tuổi thơ cơ bản có ảnh hưởng trong việc thiết lập tạo ra những mẫu lối sống lệch lạc thiếu lành mạnh:
Tình huống đầu tiên là bộ phận cơ thể khiếm khuyết, hoặc những căn bệnh thời ấu thơ.

Ông gọi những cá nhân này là người trải qua tình trạng quá tải
Nếu như không có ai xuất hiện kịp thời để hướng khỏi cảm giác tù túng, họ sẽ phát triển chỉ tập trung vào bản thân của mình. Sau đó họ lớn lên và không tin mình có năng lực vì họ nghĩ mình khiếm khuyết.
Một số ít người phát triển bù đắp một cách quá mức trở thành rời vào hội chứng siêu đẳng. Họ thường muốn khẳng định mình nhưng lại sử dụng những bệnh nguy hiểm.
Hiểu được điều này, bằng tình thương và sự cổ vũ kịp thời của người thân, một cá nhân sẽ có thể bù đắp ở một mức độ vừa phải một cách lành mạnh.
Tình huống thứ hai là đứa bé được nuông chiều quá mức.

Nhiều đứa bé được người lớn nuông chiều quá mức đến độ chỉ biết đòi hỏi nhận vào chứ không bao giờ biết hy sinh cho đi.
Những khao khát của họ là đòi hỏi nơi người khác. Đứa bé sẽ
– Không bao giờ chịu học hỏi một điều gì đó cho bản thân để rồi sau đó phát hiện ra mình không có khả năng thực thụ
– Bé đó không biết cách làm việc, thiếu khả năng hòa đồng, hội nhập kém.
– Bé khó làm việc chung với người khác vì em chỉ biết ra lệnh.
Thái độ dư luận xã hội thường không ưa những trẻ em được nuông chiều quá đáng: vì thế các em nhận được ít hơn những cảm tình mà các em đáng lẽ nên có.
Thứ 3 là tình huống bị bỏ rơi.
Đây là những đứa bé bị bỏ rơi và bị lạm dụng hay bị sách nhiễu: Các em sẽ học những cách ứng xử như đứa bé trong tình huống được nuông chiều quá đáng.
Các bé thường phải nhận nhiều câu nói như mày là người vô dụng, nên các bé trở thành ích kỷ vì đã phát triển một tâm thức không thể tin tưởng vào bất cứ ai. (cũng như không tin tưởng vào chính bản thân mình).
Nếu đã không biết đến tình thương là gì, khi lớn lên các bé sẽ không thể yêu thương được. Một điều cần chú ý là những đứa bé trong các trại mồ côi, hay là nạn nhân của những vụ sách nhiễu hoặc được nuôi dưỡng trong một môi trường quá hà khắc, thường xuyên bị kỷ luật một cách khắt khe cứng nhắc, các bé sẽ có những biểu hiện bất cần khi lớn lên.
Thứ bậc trong gia đình
Adler được coi là người đầu tiên đã giới thiệu ảnh hưởng của anh chị em trong gia đình lên nhân cách của một cá nhân.
Người ta biết đến Adler nhiều nhất qua khám phá này. Tuy nhiên cần nhắc đến rằng, Adler cho rằng thứ tự sinh ra trong gia đình chỉ là một khung chung của các cá nhân, khám phá ra những nhân cách khả dĩ có thể xảy ra, chứ không hẳng là một hiện tượng áp dụng chính xác được với mọi hoàn cảnh.
Những đặc tính của thứ bậc trong gia đình.

Con độc nhất
Con một là những trẻ bé được chiều chuộng, thường có những phát triển tiêu cực đã được bàn đến ở phần trên.
Cha mẹ của bé thường đặt tất cả niềm tin và kỳ vọng nơi bé. Nếu cha mẹ là người hà khắc, tất nhiên bé phải hứng chịu tất cả.
Trẻ bé đầu lòng bắt đầu cuộc sống như bé là con một, với tất cả những sự quan tâm thừa mứa, khi bé vừa quen với sự êm ái ấy thì người em kế của mình chào đời dẫn đến hiện tượng bị phế truất.
Phản ứng tự nhiên là bé sẽ tình cách lấy lại vị trí độc tôn của mình, nhưng bị cha mẹ khuyến cáo là phải biết nhường em.
Nhiều em bé trở nên chống đối và rất ương ngạnh, nhiều em lại co cụm và lặng lẽ.
Alder tin rằng con đầu lòng thường là trẻ dễ rơi vào ảnh hưởng xấu nhiều nhất. Trẻ đầu lòng có xu hướng lặng lẽ, bảo thủ và phát triển sớm hơn các anh em khác trong nhà.
Con sinh thứ hai
Thường sinh ra có vai trò là người ổn định các quan hệ trong nhà.
Bé thường rất cạnh tranh phấn đấu và cố gắng vượt qua anh chị cả của mình. Các bé thường thành công nhưng nung nấu mãi cảm giác cuộc đua không bao giờ kết thúc và dễ rơi vào tình trạng đuổi theo bóng của mình.
Các trẻ sinh giữa sẽ có xu hướng này, nhưng các em có những đối thủ cạnh tranh khác nhau.
Con út
Là đưa bé được cưng chiều nhiều nhất trong nhà so với những anh chị khác mà không giao giờ lo lắng mình sẽ bị phế truất.
Khi lớn lên, họ thường là những người dễ vướng vào phiền phức.
Trẻ út thường có cảm giác mình có ít năng lực nhất vì so với tất cả anh chị, họ là người muộn nhất trong cuộc đua, tuy nhiên một số trẻ sẽ phấn đấu để vượt mặt qua tất cả mọi người trước em.
Tuy nhiên yếu tố cách quãng giữa hai lần sinh của người mẹ sẽ thay đổi những vị trí vừa thảo luận ở phần trên.
Khoảng cách 5 năm cho trẻ đầu lòng không có em sẽ là trẻ con một và đứa em kế tiếp của em sẽ trở thành con đầu lòng.
Giới tính cũng có ảnh hưởng đến những điều thảo luận ở trên vì em sẽ không cạnh tranh với anh trai và ngược lại.
Một bé trai duy nhất trong nhà với các em khác có thể coi như là con một.
Vì thế vị trí của con cái trong nhà cần được cân nhắc và vận dụng từng trường hợp gia đình một cách cụ thể.
25 Tháng Chín, 2021