Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để giúp một người duy trì sức khỏe và cảm thấy hạnh phúc. Đối với sức khỏe của họ, giấc ngủ quan trọng như tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
Lợi ích của giấc ngủ ngon
Cuộc sống hiện đại, không phải lúc nào chúng ta cũng đáp ứng nhu cầu ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người phải cố gắng ngủ đủ giấc thường xuyên. Sau đây là một số lợi ích mà các chuyên gia y tế đưa ra khi có một đêm ngon giấc.
1. Làm việc có năng suất và tập trung tốt hơn
Giấc ngủ quan trọng đối với các chức năng não bao gồm nhận thức, sự tập trung, năng suất và hiệu suất. Vì vậy, ngủ đủ giấc vào ban đêm giúp bạn tăng khả năng tập trung, năng suất làm việc tốt và nhận thức tốt hơn vào ban ngày.
Một nghiên cứu gần đây hơn vào năm 2015 cho thấy rằng chất lượng giấc ngủ của trẻ em có thể có tác động trực tiếp đến hành vi và kết quả học tập của chúng.
2. Giảm nguy cơ tăng cân
Giấc ngủ kém có liên quan đến việc tăng cân. Những người không ngủ đủ giấc có xu hướng tăng cân đáng kể so với những người ngủ đủ giấc. Trên thực tế, thời gian ngủ ngắn là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng béo phì.
Trong một nghiên cứu cho thấy, trẻ em và người lớn không ngủ đủ giấc tương ứng với nguy cơ bị béo phì cao hơn, lần lượt là 89% và 55%. Do ngủ không đủ giấc làm tăng ghrelin – hormone kích thích sự thèm ăn và giảm leptin – hormone ngăn chặn sự thèm ăn.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì việc có được giấc ngủ ngon là vô cùng quan trọng.
3. Điều chỉnh lượng calo tốt hơn
Tương tự như việc tăng cân, có bằng chứng cho thấy rằng ngủ ngon giấc có thể giúp một người tiêu thụ ít calo hơn trong ngày.
Khi một người không ngủ đủ lâu, nó có thể cản trở khả năng điều chỉnh lượng thức ăn của cơ thể họ một cách chính xác. Nhằm cung cấp năng lượng cần thiết duy trì sự tỉnh táo, khi bạn ngủ không đủ giấc thì ăn nhiều thêm chính là sự thích nghi sinh lý.
4. Hoạt động thể thao tốt hơn
Ngủ đủ giấc có thể thúc đẩy hoạt động thể thao của một người.
Theo National Sleep Foundation , giấc ngủ đủ cho người lớn là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và các vận động viên có thể hơn – từ 10 giờ. Theo đó, giấc ngủ cũng quan trọng đối với các vận động viên như việc tiêu thụ đủ calo và chất dinh dưỡng.
Các lợi ích khác trong thể thao khi bạn có một giấc ngủ chất lượng:
- Cường độ hiệu suất tốt hơn
- Nhiều năng lượng hơn
- Phối hợp tốt hơn
- Tốc độ nhanh hơn
- Phản ứng nhanh hơn
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một yếu tố dẫn đến nguy cơ của bệnh tim là huyết áp cao. Nghỉ ngơi đầy đủ mỗi đêm để huyết áp của cơ thể tự điều chỉnh.
Đánh giá của 15 cuộc nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn nhiều so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.
6. Ngăn ngừa trầm cảm
Giấc ngủ quan trọng không kém đối với sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém và rối loạn giấc ngủ.
Một nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ là một yếu tố góp phần vào nhiều trường hợp tử vong do tự sát. Các chuyên gia ước tính rằng, có khoảng 90% những người bị trầm cảm thường không ngủ ngon giấc.
7. Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn
Giấc ngủ giúp cơ thể sửa chữa, tái tạo và phục hồi. Hệ thống miễn dịch cũng không ngoại lệ. Một số nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ tốt hơn có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng như thế nào.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu sâu hơn về cơ chế của giấc ngủ một cách chính xác và tác động của nó đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể.
8. Giảm tình trạng viêm trong cơ thể
Giấc ngủ có thể có ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Thực tế, mất ngủ được biết đến là yếu tố là kích hoạt các dấu hiệu của tình trạng viêm và tổn thương tế bào.
Một nghiên cứu trong cho thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ và các bệnh viêm ruột ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người. Thiếu ngủ có thể góp phần gây ra các bệnh này – và ngược lại, những bệnh này có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu ngủ.
9. Tăng cảm xúc và tương tác xã hội
Mất ngủ làm giảm khả năng tương tác xã hội. Những người ngủ kém sẽ bị giảm khả năng nhận ra những biểu hiện của sự tức giận và hạnh phúc.
Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng nhận biết các tín hiệu và xử lý thông tin liên quan đến cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm giảm các kỹ năng xã hội và khả năng nhận biết các biểu hiện cảm xúc của mọi người.
Những lầm tưởng và sự thật về giấc ngủ

Chỉ ngủ ít hơn một giờ mỗi đêm sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày của bạn.
⇒ Sự thật: Bạn có thể không buồn ngủ rõ rệt trong ngày. Nhưng mất ngủ dù chỉ một giờ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ đúng đắn và phản ứng nhanh của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, năng lượng và khả năng chống lại nhiễm trùng.
Cơ thể bạn thích nghi nhanh chóng với những giờ ngủ khác nhau.
⇒ Sự thật: Hầu hết mọi người có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học của họ, nhưng phải cần thời gian. Do đó, có thể mất hơn một tuần để điều chỉnh sau khi di chuyển qua nhiều múi giờ hoặc chuyển sang ca đêm tại nơi làm việc.
Ngủ nhiều vào ban đêm có thể giúp bạn chữa khỏi các vấn đề mệt mỏi quá mức vào ban ngày.
⇒ Sự thật: Số giờ ngủ của bạn là quan trọng, chắc chắn, nhưng chất lượng giấc ngủ cũng cần được chú ý. Một số người ngủ 8 hoặc 9 tiếng mỗi đêm nhưng không cảm thấy thoải mái khi thức dậy vì chất lượng giấc ngủ của họ kém.
Bạn có thể bù lại giấc ngủ đã mất trong tuần bằng cách ngủ nhiều hơn vào cuối tuần.
⇒ Sự thật: Mặc dù kiểu ngủ này sẽ giúp giảm bớt một phần “nợ ngủ”, nhưng nó sẽ không hoàn toàn bù đắp cho việc thiếu ngủ. Hơn nữa, ngủ muộn hơn vào cuối tuần có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức của bạn. Do đó bạn khó đi ngủ đúng giờ vào tối Chủ nhật và dậy sớm vào sáng thứ Hai.
Lời khuyên cho giấc ngủ
Dành nhiều thời gian hơn để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhu cầu ngủ ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của họ. Khi một người già đi, họ thường cần ngủ ít hơn để hoạt động bình thường. Nhu cầu về thời gian ngủ trong một ngày của con người như sau:
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 tiếng
- Trẻ sơ sinh (4-12 tháng): 12-16 tiếng
- Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 tiếng
- Mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 tiếng
- Tuổi đi học (6-12 tuổi): 9-12 tiếng
- Thanh thiếu niên (13-18 tuổi): 8-10 tiếng
- Người lớn (18-60 tuổi): 7 tiếng trở lên
- Người lớn (61-64 tuổi): 7-9 tiếng
- Người lớn (65 tuổi trở lên): 7-8 tiếng
Cũng như số giờ ngủ, chất lượng của giấc ngủ cũng rất quan trọng. Các dấu hiệu của chất lượng giấc ngủ kém:
- Thức giấc giữa đêm.
- Vẫn không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ đủ số giờ.
Một số điều một người có thể làm để cải thiện chất lượng giấc ngủ là:
- Hạn chế ngủ thêm khi bạn đã ngủ đủ giấc.
- Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
- Dành nhiều thời gian bên ngoài và năng động hơn trong ngày.
- Giảm căng thẳng thông qua tập thể dục, trị liệu hoặc các biện pháp khác.
Tham khảo thêm: Cách đơn giản để dễ dàng đi vào giấc ngủ
Giấc ngủ là một thành phần quan trọng, thường bị bỏ quên, đối với sức khỏe tổng thể và hạnh phúc của mỗi người. Giấc ngủ quan trọng vì nó giúp cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.
Nếu thấy hữu ích bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay tại Multicontents.com
2 Tháng Mười, 2021