Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và ảnh hưởng

mất ngủ | Multicontents
Bình chọn bài viết

Những tác hại của việc ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mọi người. Cuối cùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của bạn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết tình trạng mất ngủ ở bài viết này.

Bạn có bị mất ngủ không?

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Khi có một đêm ngủ ít hoặc không ngủ, hầu hết chúng ta đều biết cảm giác như thế nào vào ngày hôm sau. Bạn cảm thấy buồn ngủ, uể oải, dễ cáu kỉnh và ít năng lượng.

Đầu óc của bạn dường như chùng xuống, gặp khó khăn trong việc tập trung, mắc những sai lầm cẩu thả và cần 1 tách cà phê để cứu vớt. Cà phê chỉ để sống qua ngày đó cho đến khi bạn có thể trở lại giường vào buổi tối.

Nếu bạn đã thiếu ngủ trong một thời gian, thậm chí nó trở nên bình thường. Dù bạn nghĩ rằng bạn có thể ngủ ít hơn mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào. Nhưng sự thật một giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Mặc dù nhu cầu ngủ có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết chúng ta khi trưởng thành cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm (trẻ em và thanh thiếu niên cần nhiều hơn; người lớn tuổi đôi khi ít hơn một chút).

Khi nói đến giấc ngủ, không chỉ số giờ quan trọng mà còn là chất lượng của những giờ đó. Ngay cả khi bạn dành đủ thời gian trên giường, nếu bạn khó thức dậy vào buổi sáng hoặc cảm thấy buồn ngủ trong ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lượng giấc ngủ của bạn không đảm bảo.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mất ngủ

dấu hiệu triệu chứng mất ngủ | Multicontents

Bạn có thể đang bị thiếu ngủ nếu bạn:

  • Cảm thấy uể oải, cáu kỉnh và mệt mỏi cả ngày; thường xuyên ngáp.
  • Khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ.
  • Cảm thấy ít quan tâm đến tình dục.
  • Cảm thấy khó ra khỏi giường vào buổi sáng, cần đồng hồ báo thức để thức dậy đúng giờ hoặc nhấn liên tục vào nút báo lại.
  • Cảm thấy lờ đờ hoặc buồn ngủ vào buổi chiều.
  • Cảm thấy khó tỉnh táo trong các bài giảng, cuộc họp, khi đang lái xe hoặc đi làm.
  • Cần một giấc ngủ trưa dài.
  • Ngủ gục vào đầu buổi tối.
  • Cần ngủ bù vào cuối tuần.
  • Đã trải qua những thay đổi về tâm trạng, bao gồm cảm thấy chán nản, lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Từ thói quen ban ngày và môi trường ngủ của bạn đến việc gián đoạn thói quen bình thường do căng thẳng, du lịch hoặc bệnh tật. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu ngủ bao gồm:

Không kiểm soát được căng thẳng và lo lắng

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hiện đại và nhiều người trong chúng ta mang áp lực về công việc, tài chính, sức khỏe và lợi ích của chính mình hoặc người thân.

Vào ban ngày, có những thứ khác làm bạn phân tâm. Vì vậy, thường phải đến đêm khi nằm xuống để ngủ, bạn mới chỉ có một mình với những suy nghĩ lo lắng. Không gì có thể phá hoại một đêm ngon giấc dễ dàng hơn là những áp lực, lo lắng về những điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc có thể xảy ra trong tương lai.

Làm việc theo ca

Điều này có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ của bạn, khiến bạn cảm thấy choáng váng và mệt mỏi. Nếu bạn thường xuyên làm việc vào ban đêm, sáng sớm hoặc thay đổi ca, chất lượng giấc ngủ sẽ thấp hơn so với khi bạn làm việc vào ban ngày bình thường.

Thói quen hoặc môi trường ngủ kém

Nguồn gốc của giấc ngủ không đủ hoặc chất lượng thấp vào ban đêm thường có thể bắt nguồn từ hành vi của bạn vào ban ngày. Sử dụng quá nhiều caffein, ngủ trưa quá nhiều, ít hoặc không tập thể dục hay xem điện thoại, tivi, laptop ngay trước khi đi ngủ.

Hoặc đơn giản là môi trường ngủ không thoải mái. Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, quá sáng hoặc tiếng ồn đều có thể góp phần khiến bạn có một đêm khó ngủ.

Rối loạn giấc ngủ

Chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ hoặc hội chứng chân bồn chồn, có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ đủ, chất lượng vào ban đêm và gây mất ngủ.

Sử dụng chất kích thích

chất kích thích gây mất ngủ | Multicontents

Mặc dù uống rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng nó cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn bằng cách làm cho chứng ngủ ngáy tồi tệ hơn, làm gián đoạn giấc ngủ và đánh thức bạn sớm hơn bình thường.

Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá cũng là một chất kích thích có thể cản trở giấc ngủ. Một số chất kích thích khác, chẳng hạn như cocaine hoặc amphetamine, cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm.

Các vấn đề y tế

Có thể có nguyên nhân y tế gây ra các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như những cơn đau về thể chất, chứng ợ nóng, bệnh tuyến giáp. Hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn lưỡng cực.

Người lớn tuổi mắc chứng suy giảm trí nhớ thường trải qua giấc ngủ rời rạc. Trong khi thời kỳ Covid kéo dài gần đây cũng có liên quan đến giấc ngủ kém. Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Chăm sóc người bệnh

Khi bạn phải chăm sóc cha mẹ già,  một người mới sinh hay người đau bệnh. Việc chăm sóc người thân xuyên đêm ảnh hưởng đến cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của chính bạn.

Ảnh hưởng của việc mất ngủ

Mặc dù có vẻ như mất ngủ không phải là vấn đề lớn, nhưng nó mang đến một loạt các tác động tiêu cực. Theo thời gian, ảnh hưởng của việc thiếu ngủ có thể gia tăng, gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau cho cơ thể và tâm trí của bạn.

Ngoài tác động tiêu cực đến tâm trạng, năng lượng và hiệu suất của bạn tại nơi làm việc hoặc trường học, thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, sức khỏe tim và não, ham muốn tình dục và khả năng quản lý căng thẳng của bạn.

Nó có thể làm vòng eo của bạn tăng thêm vài cm, làm tăng nguy cơ tai nạn khi lái xe do buồn ngủ. Hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài nghiêm trọng như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, lo lắng và trầm cảm.

Thiếu hụt năng lượng

Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu động lực trong công việc, học tập và cuộc sống gia đình. Bạn có thể thèm đường, caffeine hoặc ngủ trưa suốt cả ngày.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng ủ rũ và cáu kỉnh, làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng đối phó với căng thẳng hoặc quản lý những cảm xúc khó khăn. Trong những trường hợp cực đoan, thiếu ngủ thậm chí có thể gây ra ảo giác và mê sảng.

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Bạn có thể dễ bị cảm lạnh thường xuyên, nhiễm trùng hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Suy giảm hoạt động của não

Bao gồm các vấn đề về học tập, khả năng tập trung và trí nhớ. Thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, phối hợp và thời gian phản ứng của bạn. Trên thực tế, thiếu ngủ có thể làm suy giảm các kỹ năng vận động của bạn giống như say rượu, làm tăng nguy cơ tai nạn.

Tác động đến hệ tim mạch

Mất ngủ có thể gây ra chứng viêm có hại, đồng thời làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các vấn đề về mối quan hệ

Các vấn đề về tâm trạng và tức giận gia tăng có thể gây ra các cuộc tranh cãi. Khi thiếu ngủ cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn, thậm chí làm giảm sản xuất hormone và gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.

Thay đổi về ngoại hình

Thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng da bị lão hóa sớm. Và bạn càng mất ngủ nhiều thì cơ thể sẽ càng thèm ăn hơn. Đây là lí do làm cho bạn tăng cân nếu bị thiếu ngủ.

Giải quyết tình trạng mất ngủ

giải quyết trình trạng mất ngủ | Multicontents

Nếu bạn thường xuyên thức dậy không tỉnh táo và cảm thấy mệt mỏi, thì đã đến lúc bạn phải hành động để có được giấc ngủ ngon. Có thể chỉ đơn giản là uống một viên thuốc khi muốn nghỉ ngơi. Nhưng bạn có thể làm nhiều điều để cải thiện giấc ngủ mà không cần phải dùng đến thuốc.

Mặc dù thuốc ngủ hoặc thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể hữu ích khi sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và không giải quyết được nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề về giấc ngủ của bạn – và theo thời gian thậm chí có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn.

Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống và hành vi để giải quyết tình trạng thiếu ngủ và đưa lịch ngủ của mình trở lại đúng hướng.

Hãy tham khảo một số cách đơn giản giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn tại đây.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Multicontents.com

Biên tập bởi Multi-contents
Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ . Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.

Trả lời

Kết nối bằng:



Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.