Thuật ngữ Marketing có lẽ đã rất quen thuộc với nhiều người. Và cũng có người đặt ra câu hỏi Marketer là gì, công việc của họ trong doanh nghiệp ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được Multicontents giải đáp qua bài viết này.
Marketer là gì?
Marketer là thuật ngữ chỉ những người làm trong lĩnh vực marketing, là người đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích thị trường cũng như lên kế hoạch, xây dựng chiến lược marketing nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến với khách hàng tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Công việc của một Marketer trong doanh nghiệp là gì?
Đặt mục tiêu và lên kế hoạch
Công việc đầu tiên trong một ngày của Marketer là gì? Đó là thiết lập các mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Ngoài những mục tiêu về đầu việc phải hoàn thành trong ngày thì họ phải nghĩ về các mục tiêu cho chiến lược marketing dài hạn. Các mục tiêu dù lớn hay nhỏ cũng cần có tính cụ thể, khả thi thì mới thành công.
Để đảm bảo các mục tiêu có tính thực tế, các marketer phải dành nhiều thời gian để tập trung nghiên cứu và đánh giá khả năng, mức độ phát triển của công ty. Họ bắt đầu với những mục tiêu lớn sau đó đi sâu vào những mục tiêu khác nhỏ hơn. Một bản kế hoạch marketing thường sẽ có 1 – 2 mục tiêu chính kèm theo đó là 3 – 5 mục tiêu bổ trợ.
Tuy nhiên, mục tiêu không nên là những thứ cố hữu trong kế hoạch marketing. Chúng cần được kiểm tra, phân tích và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh, thay đổi cần thiết cho phù hợp.
Những chiến lược hành động đề ra trong bản kế hoạch phải bám sát mục tiêu. Một bản kế hoạch có mục tiêu rõ ràng, hành động cụ thể sẽ giúp Marketer đi đúng con đường của mình.
Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu
Đối tượng quan trọng mà marketer luôn phải theo dõi và tìm hiểu là khách hàng mục tiêu. Và trước hết là cần xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến là những ai. Một trong những “vũ khí” đắc lực của Marketer là Consumer portrait – bức chân dung toàn diện và chi tiết về đối tượng khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp. Để tạo ra một bức chân dung khách hàng hoàn chỉnh, Marketer thường trải qua quy trình 3 bước:
- Thu thập thông tin về khách hàng.
- Phân tích dữ liệu liên quan.
- Cập nhật hồ sơ khách hàng vào hệ thống.
Nói cụ thể, các Marketer mở cuộc điều tra nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Họ có thể là khách hàng hiện tại (cả khách hàng trung thành lẫn khách hàng vãng lai), khách hàng tiềm năng và bất kỳ ai phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để đạt được kết quả mong muốn, họ thường thực hiện 3-5 cuộc phỏng vấn dàn trải trong các nhóm đối tượng kể trên. Đến khi nào câu trả lời trở nên quá trùng lặp và dễ đoán thì dừng lại. Thông tin khách hàng cũng được tìm kiếm qua những kênh online và offline như subscribers, pageviews, hành vi khách hàng in-store và qua các kênh hotline…
Dùng những dữ liệu trên phân tích và phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng. Tìm ra điểm chung và biết được lý do khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là xác định thành phần khách hàng lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
Để tránh bị tụt hậu thì việc cần thiết phải làm là thường xuyên cập nhật hồ sơ. Thị trường và thị hiếu khách hàng thì luôn luôn thay đổi, những thông tin quá cũ dần sẽ không còn giá trị sử dụng nữa.
Các marketer sẽ chủ động cập nhật lại thông tin khách hàng từ 3-6 tháng/lần. Nếu thấy khách hàng trung thành ít hoặc không quay lại, lượng truy cập website của người dùng cũ giảm đi. Thì marketers sẽ phải làm sao để tiếp tục duy trì mối quan hệ với những khách hàng đó bằng cách gọi hay gửi một email thân thương cho họ, làm khảo sát hay mời họ tham gia một sự kiện,…
Theo dõi và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt, các Marketer phải tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, nắm được điểm mạnh điểm yếu của họ, từ đó mới đưa ra những chiến lược tối ưu nhất, đánh bại được đối thủ. Việc tìm kiếm nguồn thông tin không hề dễ vì những thông tin trên báo chí đều rất hữu hạn và chung chung.
Thông tin về sản phẩm, cách thức tiếp cận khách hàng hay những thông tin tuyển dụng của đối thủ có thể thu thập từ các trang mạng xã hội hoặc website của họ. Các Marketer sẽ theo dõi hằng ngày, cập nhật thường xuyên thông tin của đối thủ cạnh tranh. Có thể lập một tài khoản riêng trên facebook dùng để theo dõi họ một cách bí mật.
Khách hàng tiềm năng cũng là một nguồn thông tin hữu ích. Dù doanh nghiệp và đối thủ có cách thức hoạt động khác nhau nhưng vẫn chung một mục đích là thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì thế, các marketer vẫn thường xuyên thực hiện những cuộc khảo sát khách hàng về mức độ hài lòng của họ. Hỏi ý kiến, ghi nhận phản hồi khách hàng, từ đó phát hiện mình hơn/thua đối thủ ở những điểm nào để cải thiện tốt nhất.
Ngoài ra, các nhà phân phối cũng có thể cung cấp những thông tin quý giá về thị trường. Họ là những người làm việc trực tiếp với cả đối thủ và khách hàng. Thông qua họ, marketers có thể nắm được phần nào chiến lược phân phối của đối thủ.
Lắng nghe phản hồi từ các kênh truyền thông
Các marketer cũng là người đại diện cho công ty lắng nghe khách hàng của mình. Bằng cách kiểm tra hộp thư hoặc trả lời phản hồi cũng cho khách hàng thấy được họ đang được tôn trọng.
Ngoài ra, các kênh truyền thông cũng là cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường. Những đánh giá phản hồi từ đó cũng là cách để doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn hay Instagram… giúp marketers dễ dàng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến phản hồi khách hàng. Từ đó, có thể đẩy mạnh tương tác giao tiếp theo nhiều cách, thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ.
Sáng tạo những nội dung tuyệt vời
Ngoài những công việc theo dõi, nghiên cứu, phân tích dữ liệu… Marketer còn kiêm cả việc viết và sáng tạo các nội dung mới lạ, ấn tượng. Những nội dung đó có thể là những bài đăng trên mạng xã hội khoảng vài chục chữ hay có thể là cả newsletter, blog vài nghìn từ. Cái chính không phải là dài ngắn, câu từ hay như thế nào mà là hiệu quả marketing mà nó mang lại.
Vậy các ý tưởng sáng tạo có được từ đâu? Một trong chiến thuật phổ biến mà các marketer thường dùng là bắt kịp trào lưu thị trường, các trend hot trên mạng xã hội. Chỉ cần cập nhật kịp thời các xu hướng kết hợp với đặc trưng của doanh nghiệp để tạo ra sự độc đáo, thú vị thì sẽ thu hút được sự quan tâm của người dùng.
Bạn có thể tham khảo: Các bước lập kế hoạch marketing hiệu quả tại đây.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin Marketer là gì và công việc hằng ngày của họ. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với các bạn đọc đang muốn tìm hiểu về marketing và muốn trở thành một Marketer trong tương lai.
Dịch vụ Marketing phù hợp cho mọi nhu cầu
14 Tháng Hai, 2022